Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Yên Bái góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch 84/KH-UBND về triển khai Chương trình Sữa học đường đến năm 2020.
Học sinh trường Tiểu Hồng Thái với Chương trình Sữa học đường
Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020, 90% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn có trẻ đang đi học tại các trường mầm non, tiểu học được truyền thông và tư vấn về dinh dưỡng; 90% các trường mầm non, trường tiểu học thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.
Mỗi năm tăng 10% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa hàng ngày; Tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các bữa ăn tại nhà trường nội trú, bán trú đạt trên 40% vào năm 2020; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,3%/năm; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,4%/năm.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái tập trung vào giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó tập trung thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình Sữa học đường theo quy định hiện hành; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện Chương trình Sữa học đường; Có các chính sách về thi đua khen thưởng kịp thời cho các trường học thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa đều đặn tại nhà trường.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung các giải pháp về truyền thông; Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật; Giải pháp về phối hợp liên ngành; Giải pháp về tài chính…Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng cho Trẻ em và Chương trình sữa học đường./.
Tin, ảnh: Mai Hiên
Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Yên Bái góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch 84/KH-UBND về triển khai Chương trình Sữa học đường đến năm 2020.Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020, 90% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn có trẻ đang đi học tại các trường mầm non, tiểu học được truyền thông và tư vấn về dinh dưỡng; 90% các trường mầm non, trường tiểu học thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.
Mỗi năm tăng 10% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa hàng ngày; Tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các bữa ăn tại nhà trường nội trú, bán trú đạt trên 40% vào năm 2020; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,3%/năm; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,4%/năm.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái tập trung vào giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó tập trung thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình Sữa học đường theo quy định hiện hành; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện Chương trình Sữa học đường; Có các chính sách về thi đua khen thưởng kịp thời cho các trường học thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa đều đặn tại nhà trường.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung các giải pháp về truyền thông; Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật; Giải pháp về phối hợp liên ngành; Giải pháp về tài chính…Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng cho Trẻ em và Chương trình sữa học đường./.