- Sáng 5/4, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2025 và năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Hội nghị.
Tại Hội nghị Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2021 - 2025 và các hoạt động năm 2023 của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I: 2021 - 2025) đã được thông qua.
Theo đó, Dự án 8 nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN.
Tại Yên Bái, Dự án 8 được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn tại 8 huyện, thị xã. Dự án ưu tiên đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.
Trên cơ sở các văn bản triển khai hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Yên Bái, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu và ban hành một số văn bản triển khai, đến nay một số đơn vị cấp huyện đã tham mưu thành lập ban điều hành Dự án và triển khai một số hoạt động. Tuy nhiên, Dự án còn chậm so với tiến độ kế hoạch đề ra.
Qua thảo luận, Hội nghị đã thống nhất kế hoạch hoạt động Dự án giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, trong năm 2023 sẽ có 5 hoạt động chủ yếu đó là: Hội nghị triển khai Dự án; triển khai 4 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em; xây dựng và nhân rộng mô hình "nếp nghĩ, cách làm”; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị và hoạt động kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, các đại biểu cũng được nắm rõ hơn về hoạt động "Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Các đại biểu cũng đã thảo luận và chia sẻ những hoạt động đã triển khai ở cơ sở cùng những khó khăn vướng mắc để Hội LHPN tỉnh tổng hợp, tiếp thu và phối hợp với các ban, sở, ngành chức năng tham mưu với Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hoạt động Dự án trong thời gian tới.
Để bảo đảm mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đề ra, lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban chuyên môn của Hội, đồng thời chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị thực hiện Dự án căn cứ kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và kinh phí trình UBND cùng cấp phê duyệt triển khai thực hiện và trực tiếp thành lập, vận hành, quản lý mô hình trong khuôn khổ Dự án tại địa bàn.
- Sáng 5/4, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2025 và năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Hội nghị.Tại Hội nghị Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2021 - 2025 và các hoạt động năm 2023 của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I: 2021 - 2025) đã được thông qua.
Theo đó, Dự án 8 nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN.
Tại Yên Bái, Dự án 8 được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn tại 8 huyện, thị xã. Dự án ưu tiên đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.
Trên cơ sở các văn bản triển khai hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Yên Bái, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu và ban hành một số văn bản triển khai, đến nay một số đơn vị cấp huyện đã tham mưu thành lập ban điều hành Dự án và triển khai một số hoạt động. Tuy nhiên, Dự án còn chậm so với tiến độ kế hoạch đề ra.
Qua thảo luận, Hội nghị đã thống nhất kế hoạch hoạt động Dự án giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, trong năm 2023 sẽ có 5 hoạt động chủ yếu đó là: Hội nghị triển khai Dự án; triển khai 4 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em; xây dựng và nhân rộng mô hình "nếp nghĩ, cách làm”; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị và hoạt động kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, các đại biểu cũng được nắm rõ hơn về hoạt động "Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”.
Các đại biểu cũng đã thảo luận và chia sẻ những hoạt động đã triển khai ở cơ sở cùng những khó khăn vướng mắc để Hội LHPN tỉnh tổng hợp, tiếp thu và phối hợp với các ban, sở, ngành chức năng tham mưu với Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hoạt động Dự án trong thời gian tới.
Để bảo đảm mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đề ra, lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban chuyên môn của Hội, đồng thời chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị thực hiện Dự án căn cứ kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và kinh phí trình UBND cùng cấp phê duyệt triển khai thực hiện và trực tiếp thành lập, vận hành, quản lý mô hình trong khuôn khổ Dự án tại địa bàn.