- Người dân Yên Bái đã dần thay đổi về tư tưởng, nhận thức và hành động, bước đầu sẵn sàng trải nghiệm, đón nhận để được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số. Các tầng lớp nhân dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, với các hoạt động phát triển mạnh (như: giao dịch điện tử trong thanh toán các dịch vụ điện, nước, truyền hình số, thuế, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa …). Với phương châm: chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực, có thể thấy trong tất cả các kế hoạch, chương trình, mô hình chuyển đổi số của Yên Bái đều đặt mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Sự hưởng ứng, sử dụng các nền tảng số của nhân dân sẽ trở thành một tác nhân quan trọng thúc đẩy ngược lại để chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Quang cảnh thành phố Yên Bái.
Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu lấy người dân làm trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân. Chính vì vậy, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ngày Chuyển đổi số quốc gia là sự kiện giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước; đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà là thêm cách làm mới cho những việc hiện tại bởi vì cuộc sống vẫn tiếp diễn liên tục, không ngừng đặt ra những vấn đề mới trong khi chuyển đổi số là để giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống hằng ngày.
“Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn” là chủ đề của tỉnh Yên Bái trong tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 ban hành kèm theo Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại, với nhiều hoạt động phong phú, như: Hội thi “Truyền thông nâng cao nhận thức về Ngày Chuyển đổi số quốc gia”; chuỗi các hoạt động: Ra quân phổ biến, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; Nhân rộng mô hình chuyển đổi số trường học; Thúc đẩy mua sắm trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử: Vỏ Sò, Postmart; Thúc đẩy sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; Tổ chức Chiến dịch xây dựng không gian mạng Yên Bái an toàn; Thúc đẩy sử dụng ngân hàng số.
Ở Yên Bái, chuyển đổi số đã thực sự làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến hết tháng 6/2022, các địa phương đã hoàn thành việc thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tới 100% cấp xã (173/173) với 1.744 thành viên; 100% cấp thôn (1.356/1.356) với 9.107 thành viên. Tỉnh Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (cùng với các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) thành lập được 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn (bản).
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh đã thành lập và duy trì các nhóm Zalo để kịp thời truyền tải những thông tin, văn bản mới của chính quyền cơ sở, địa phương, của tỉnh, thông báo kịp thời những việc cần triển khai đến bà con nhân dân; tuyên truyền các hoạt động của Tổ/thôn/bản, Chi bộ và các đoàn thể. Nhóm Zalo còn là nơi thể hiện tình làng nghĩa xóm, lan tỏa yêu thương, sẻ chia những vui, buồn trong cuộc sống giữa các gia đình; là một trong những kênh tuyên truyền hiệu quả, nhanh, chính xác và định hướng dư luận nhân dân trước những thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang, nhất là thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19, đấu tranh chống các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cảnh báo cho nhân dân trước những nguy cơ, các hành vi, thủ đoạn lừa đảo trên mạng...
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi Yên Bái đã chọn cách làm mới, đặc trưng riêng của tỉnh, tạo nên khí thế chuyển đổi số sôi động, lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh đã giao cho mỗi địa phương (cấp huyện) một mô hình, nền tảng số quốc gia để tập trung triển khai từ đó đánh giá, nhân rộng mô hình sang các địa phương khác.
Đơn cử như huyện Văn Yên đã ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh, hệ thống khám bệnh từ xa; là địa phương có lượng sản phẩm OCOP và đặc sản đưa lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất trong các huyện với trên 100 sản phẩm. Hiện nay, 100% cuộc họp của huyện là cuộc họp không giấy tờ, 60% cuộc họp trực tuyến. Một số xã (Mậu A, Đông Cuông) đã triển khai tiếp xúc cử tri trực tuyến, tổ chức kỳ họp HĐND không giấy tờ.
Huyện Văn Chấn đã ban hành kế hoạch đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; rà soát lập danh sách 113 đơn vị các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp có sản phẩm đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi số đưa lên sàn thương mại điện tử; cấp giấy chứng nhận quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 02 sản phẩm Nếp Tú Lệ, Ba ba gai thương phẩm Văn Chấn; đưa 01 hộ, 01 Công ty, 01 hợp tác xã có sản phẩm đặc trưng lên sàn Postmart.vn…
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi mỗi người dân Yên Bái sẽ là những Công dân số thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; tôn trọng và thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tiếp cận, tham gia các hoạt động giao tiếp trên môi trường số. Từ đó, hình thành, duy trì chuẩn mực đạo đức, văn hoá trong môi trường số giúp bảo vệ thể chất, tâm lý của công dân trước các ảnh hưởng từ môi trường số.
Thay lời kết
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, chuyển đổi số là nhiệm vụ mới và khó, do vậy quá trình triển khai thực hiện, cụ thể hóa các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập phát sinh.
Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn khó khăn, thách thức.
Trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ dân trí và khả năng tiếp cận chuyển đổi số của một bộ phận cán bộ, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc phát triển đội ngũ kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số đã được quan tâm triển khai, tuy nhiên còn chưa thực sự tương xứng với quy mô đầu tư cho hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là chưa có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyển đổi số ở các sở, ngành, địa phương để ứng dụng và lan tỏa công nghệ số.
Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số, phát triển mô hình đô thị thông minh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông... còn triển khai đơn lẻ, rời rạc; chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung, chưa khai thác được cơ sở dữ liệu liên ngành. Trong khi, yếu tố về công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ, đòi hỏi quá trình chuyển đổi số của tỉnh cần nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn, đồng bộ hơn và mang lại hiệu quả thực sự...
Để những vấn đề nêu trên không trở thành rào cản trên con đường chuyển đổi số của tỉnh, thiết nghĩ, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục có định hướng đúng đắn, giải pháp tổng thể, đồng bộ, cụ thể, chi tiết và sát hợp với thực tế trong quá trình triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc./.
Hồng Thanh Tâm
Chuyển đổi số ở Yên Bái - Bài 2: Làn sóng mạnh mẽ mang tên “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số ở Yên Bái - Bài 1: Quyết tâm dù “đi sau” nhưng cũng có thể “đuổi kịp tiến cùng”
- Người dân Yên Bái đã dần thay đổi về tư tưởng, nhận thức và hành động, bước đầu sẵn sàng trải nghiệm, đón nhận để được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số. Các tầng lớp nhân dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, với các hoạt động phát triển mạnh (như: giao dịch điện tử trong thanh toán các dịch vụ điện, nước, truyền hình số, thuế, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa …). Với phương châm: chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực, có thể thấy trong tất cả các kế hoạch, chương trình, mô hình chuyển đổi số của Yên Bái đều đặt mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Sự hưởng ứng, sử dụng các nền tảng số của nhân dân sẽ trở thành một tác nhân quan trọng thúc đẩy ngược lại để chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu lấy người dân làm trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân. Chính vì vậy, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ngày Chuyển đổi số quốc gia là sự kiện giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước; đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà là thêm cách làm mới cho những việc hiện tại bởi vì cuộc sống vẫn tiếp diễn liên tục, không ngừng đặt ra những vấn đề mới trong khi chuyển đổi số là để giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống hằng ngày.
“Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn” là chủ đề của tỉnh Yên Bái trong tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 ban hành kèm theo Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại, với nhiều hoạt động phong phú, như: Hội thi “Truyền thông nâng cao nhận thức về Ngày Chuyển đổi số quốc gia”; chuỗi các hoạt động: Ra quân phổ biến, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; Nhân rộng mô hình chuyển đổi số trường học; Thúc đẩy mua sắm trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử: Vỏ Sò, Postmart; Thúc đẩy sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; Tổ chức Chiến dịch xây dựng không gian mạng Yên Bái an toàn; Thúc đẩy sử dụng ngân hàng số.
Ở Yên Bái, chuyển đổi số đã thực sự làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến hết tháng 6/2022, các địa phương đã hoàn thành việc thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tới 100% cấp xã (173/173) với 1.744 thành viên; 100% cấp thôn (1.356/1.356) với 9.107 thành viên. Tỉnh Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (cùng với các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) thành lập được 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn (bản).
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh đã thành lập và duy trì các nhóm Zalo để kịp thời truyền tải những thông tin, văn bản mới của chính quyền cơ sở, địa phương, của tỉnh, thông báo kịp thời những việc cần triển khai đến bà con nhân dân; tuyên truyền các hoạt động của Tổ/thôn/bản, Chi bộ và các đoàn thể. Nhóm Zalo còn là nơi thể hiện tình làng nghĩa xóm, lan tỏa yêu thương, sẻ chia những vui, buồn trong cuộc sống giữa các gia đình; là một trong những kênh tuyên truyền hiệu quả, nhanh, chính xác và định hướng dư luận nhân dân trước những thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang, nhất là thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19, đấu tranh chống các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cảnh báo cho nhân dân trước những nguy cơ, các hành vi, thủ đoạn lừa đảo trên mạng...
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi Yên Bái đã chọn cách làm mới, đặc trưng riêng của tỉnh, tạo nên khí thế chuyển đổi số sôi động, lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh đã giao cho mỗi địa phương (cấp huyện) một mô hình, nền tảng số quốc gia để tập trung triển khai từ đó đánh giá, nhân rộng mô hình sang các địa phương khác.
Đơn cử như huyện Văn Yên đã ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh, hệ thống khám bệnh từ xa; là địa phương có lượng sản phẩm OCOP và đặc sản đưa lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất trong các huyện với trên 100 sản phẩm. Hiện nay, 100% cuộc họp của huyện là cuộc họp không giấy tờ, 60% cuộc họp trực tuyến. Một số xã (Mậu A, Đông Cuông) đã triển khai tiếp xúc cử tri trực tuyến, tổ chức kỳ họp HĐND không giấy tờ.
Huyện Văn Chấn đã ban hành kế hoạch đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; rà soát lập danh sách 113 đơn vị các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp có sản phẩm đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi số đưa lên sàn thương mại điện tử; cấp giấy chứng nhận quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 02 sản phẩm Nếp Tú Lệ, Ba ba gai thương phẩm Văn Chấn; đưa 01 hộ, 01 Công ty, 01 hợp tác xã có sản phẩm đặc trưng lên sàn Postmart.vn…
Cuộc sống tốt đẹp hơn khi mỗi người dân Yên Bái sẽ là những Công dân số thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; tôn trọng và thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tiếp cận, tham gia các hoạt động giao tiếp trên môi trường số. Từ đó, hình thành, duy trì chuẩn mực đạo đức, văn hoá trong môi trường số giúp bảo vệ thể chất, tâm lý của công dân trước các ảnh hưởng từ môi trường số.
Thay lời kết
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, chuyển đổi số là nhiệm vụ mới và khó, do vậy quá trình triển khai thực hiện, cụ thể hóa các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập phát sinh.
Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn khó khăn, thách thức.
Trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ dân trí và khả năng tiếp cận chuyển đổi số của một bộ phận cán bộ, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc phát triển đội ngũ kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số đã được quan tâm triển khai, tuy nhiên còn chưa thực sự tương xứng với quy mô đầu tư cho hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là chưa có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyển đổi số ở các sở, ngành, địa phương để ứng dụng và lan tỏa công nghệ số.
Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số, phát triển mô hình đô thị thông minh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông... còn triển khai đơn lẻ, rời rạc; chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung, chưa khai thác được cơ sở dữ liệu liên ngành. Trong khi, yếu tố về công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ, đòi hỏi quá trình chuyển đổi số của tỉnh cần nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn, đồng bộ hơn và mang lại hiệu quả thực sự...
Để những vấn đề nêu trên không trở thành rào cản trên con đường chuyển đổi số của tỉnh, thiết nghĩ, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục có định hướng đúng đắn, giải pháp tổng thể, đồng bộ, cụ thể, chi tiết và sát hợp với thực tế trong quá trình triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc./.
Hồng Thanh Tâm
Chuyển đổi số ở Yên Bái - Bài 2: Làn sóng mạnh mẽ mang tên “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số ở Yên Bái - Bài 1: Quyết tâm dù “đi sau” nhưng cũng có thể “đuổi kịp tiến cùng”