Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh có gần 13.500 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất phục vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích đất hiến là trên 1,8 triệu m2 trị giá quy đổi trên 623 tỷ đồng.
Nhiều nhà dân dịch rào, hiến đất để mở rộng đường
Đồng bào công giáo chung tay “dịch rào, hiến đất”
Với đặc thù là địa phương có đông đồng báo công giáo chiếm trên 64% dân số toàn xã, xã An Thịnh đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, phù hợp, thiết thực trong thực hiện phong trào “Dịch rào, hiến đất” do Huyện ủy và Uỷ ban MTTQ huyện Văn Yên phát động.
Xác định rõ được mục tiêu của phong trào “Dịch rào, hiến đất” là để mở rộng đường, phục vụ nhu cầu đi lại của chính bản thân mình, đồng thời cũng tạo đà để phát triển kinh tế, xã hội và chính người dân là người trực tiếp được hưởng lợi nên đồng bào công giáo trên địa bàn xã đã đồng tình hưởng ứng. Bí thư chi bộ thôn Tân Thịnh, xã An Thịnh, huyện Văn Yên cho biết: “Việc tự nguyện hiến đất, phá bỏ vật kiến trúc, dịch tường rào của đồng bào công giáo thôn Tân Thịnh này đã khẳng định ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp với những con đường rộng mở. Đặc biệt hơn là mỗi giáo dân nới đây đã sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, trước mắt để hướng đến lợi ích chung, to lớn và có ý nghĩa lâu dài, tạo đà cho tương lai, cho cuộc sống của con em mình”.
Lắng nghe dân nói
Cùng với việc sống “Tốt đời đẹp đạo, kính chúa yêu nước; Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, mỗi người dân, mỗi giáo dân của xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã góp công, góp sức vì lợi ích chung của cộng đồng, sẵn sàng hiến đất, dịch rào để nhường đất làm đường, mở rộng đường. Trong 9 tháng đầu 2022, nhân dân ở các thôn bản của xã An Thịnh đã hiến gần 11.000 mét vuông đất thổ cư, đất vườn tạp, đất ruộng, hàng ngàn m2 tường rào, vật kiến trúc và các loại trồng các loại để làm đường giao thông nông thôn. Từ phong trào "Dịch rào hiến đất”, gắn với phong trào “Lắng nghe dân nói” những con đường khang trang, sạch đẹp, thể hiện "ý Đảng - lòng dân” ngày càng được nối dài.
Trong thời gian qua, MTTQ huyện Văn Yên tiếp tục phát động và triển khai sâu rộng các phong trào thi đua trong hệ thống MTTQ các cấp trên địa bàn toàn huyện và tạo ra sức lan tỏa, hiệu ứng tích cực, trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của nhân dân trong toàn huyện, tiêu biểu là: Phong trào “Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống”; phong trào "Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông”...Kết quả đã phát dọn, sửa chữa, vệ sinh đường làng, ngõ xóm được trên 1.000 km đường giao thông; đào và xây mới trên 1.500 hố rác; trồng trên 1.500 cây xanh khu vực nhà văn hóa thôn; làm mới, sửa chữa đường điện thắp sáng đường quê 46,5 km (trong đó làm mới 11km); chăm sóc, trồng mới 70 km đường hoa; hoàn thành kế hoạch mở rộng được 67,5 km/67,5km đường giao thông ngõ, xóm rộng từ 3,5m lên 7m với tổng diện tích đất nhân dân hiến là trên 130.000 m2, phá bỏ trên 8.500m2 tường rào và gần 40.000 cây trồng các loại...
Qua đó, tạo động lực phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí, quyết tâm của toàn Đảng bộ, giúp cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và giải quyết thấu đáo những ý kiến, kiến nghị của nhân dân, góp phần củng cố vững chắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Câu chuyện hiến đất làm đường không phải là hiếm, tuy nhiên, giờ đây, việc hiến đất mở rộng đường nó trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân huyện Lục Yên, từ các xã vùng sâu xa cho đến thị trấn thực sự là câu chuyện "mừng ra nước mắt".
Theo chân đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đến thăm, trò chuyện với người dân một số xã trên địa bàn huyện Lục Yên về phát triển kinh tế; về tuyên truyền, vận động nhân dân trong phong trào hiến đất làm đường giao thông ở Lục Yên. Đi trên những con đường bê tông, hai bên đường đua sắc màu rực rỡ, nghe những câu chuyện về phong trào người dân cùng chung sức, đồng lòng, hưởng ứng phong trào hiến đất mở rộng các tuyến đường tôi thật sự ngỡ ngàng và vẹn nguyên niềm xúc động. Hôm nay, phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, thể hiện sự đoàn kết, ý chí và khát vọng vươn lên của người dân “đất Ngọc”...
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái Giàng A Tông; đồng chí Bí thư Huyện ủy Lục Yên Hoàng Hữu Độ cũng đến thăm, trò chuyện với nhân dân thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn. Cùng với người dân trên địa bàn xã, nhân dân thôn Khau Nàng đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng sẵn sàng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng tuyến đường Tân Lĩnh - Minh Chuẩn, kết nối với huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo thống kê, để mở rộng tuyến đường lên 5,5m đã có 164 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 26 nghìn m2 đất, phá bỏ trên 500m tường rào, chặt trên 5 nghìn cây cối mà không đòi hỏi đền bù. Chính vì thế, dự án sớm được đầu tư triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng, thuận lợi trong giải phóng mặt bằng tuyến đường dài 13,6 km đã hoàn thành sớm hơn dự kiến gần 1 năm. Ngay sau khi tuyến đường hoàn thành, nhân dân thôn Khau Nàng đã đóng góp tiền, ngày công lao động để thắp sáng đoạn đường chạy qua địa bàn thôn như gia đình ông Triệu Văn Sáng đã dỡ 70m tường rào xây, ông Nông Văn Sơn hiến hơn 100m2 đất ở, ông Hoàng Văn Tiêu hiến đất ruộng…. Đây cũng là thôn đạt thôn nông thôn mới đầu tiên trên địa bàn xã Minh Chuẩn.
Ông Cù Xuân Toàn, Bí thư chi bộ thôn 7 (xã Tân Lĩnh) cho biết: “Qua tuyên truyền, nhân dân trong thôn rất phấn khởi, các hộ đều đồng tình, hưởng ứng đóng góp tiền, hiến đất để tuyến đường sớm hoàn thành”. Bà Triệu Thị Khôn - thôn 7 (xã Tân Lĩnh) bày tỏ: Gia đình tôi cũng như các gia đình rất vui mừng khi giờ đây các con đường đất bui, nhiều ổ voi, ổ gà được thay thế bằng đường bê tông.
Ông Nguyễn hữu Độ, Bí thư Huyện ủy Lục Yên cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Xây dựng quê hương Lục Yên phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó phải có sự vào chung tay của Đảng bộ, Chính quyền vai trò của MTTQ và Nhân dân huyện Lục Yên, nhất là hoàn thành tiêu chí về cơ sở hạ tầng cũng đặc biệt quan trọng. Từ cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, UBND huyện Lục Yên đã ký kết chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lục Yên về đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cho đến nay, mảnh đất ngọc huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái xuất hiện ngày càng nhiều những tuyến đường to, hè thoáng. Có thể thấy những thành công nhất định trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và phục vụ chính nhu cầu của người dân, trong khi đó, điều đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng chỉ với “0 đồng” ngày càng được nối dài. Điển hình phải kể tới tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến đường thuộc xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến; tuyến đường nối xã Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh...
Hay nhiều tuyến đường đi qua “đất vàng” tại thị trấn Yên Thế như đường Hoàng Văn Thụ, đường tại tổ dân phố 7... từ khi mô hình được nhân rộng, toàn huyện Lục Yên đã có trên 4.500 hộ dân hiến 556.328 m2 đất; 25.821 công trình, vật kiến trúc trên đất; 160.932 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi trên 213 tỷ đồng.
Cuối năm 2020, nhận được chủ trương thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Mường Lai - Liễu Đô với chiều dài 4,2 km, Đảng ủy xã Mường Lai, huyện Lục Yên quyết tâm giải phóng "0 đồng” tuyến đường, làm điển hình để nhân rộng ra toàn xã.
Ông Kê chia sẻ: "Được cán bộ xã trực tiếp gặp gỡ tuyên truyền, giải thích những lợi ích lâu dài của việc nâng cấp, mở rộng con đường, gia đình tôi thấy đều rất hợp tình, hợp lý nên đồng thuận đi đầu hiến đất, muốn làm gương cho bà con cùng học tập làm theo”.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Mường Lai Triệu Văn Huấn cho hay: "Chúng tôi lấy tấm gương của ông Kê khích lệ bà con. Sự tiên phong, gương mẫu từ một rồi lan ra nhiều hộ dân. 32 hộ dân trong xã đã hiến trên 3.000 m vuông đất, trên 1.200 cây cối… Tuyến đường nhanh chóng hoàn thành sau 4 tháng thi công mà không có bất cứ vướng mắc nào”.
Từ năm 2020 đến nay, nhân dân trong xã Mường Lai đã đóng góp được trên 4 tỷ đồng để bê tông hóa trên 20 km đường giao thông; có trên 500 hộ gia đình hiến trên 20.000 m vuông đất, trên 5.000 cây cối, trên 1.500 m vuông vật kiến trúc, nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trên địa bàn xã từ gần 40% đầu nhiệm kỳ lên trên 75% hiện nay.
Việc tình nguyện hiến đất mở đường của nhân dân Mường Lai đã góp phần lan tỏa phong trào hiến đất mở đường trên toàn huyện. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lục Yên Hoàng Hữu Độ cho biết: Dấu ấn lớn nhất trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua là nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm được đầu tư, đưa vào sử dụng, như: tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh; tuyến đường Liễu Đô - Minh Tiến - An Phú; tuyến đường Liễu Đô - Mường Lai…
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã triển khai thực hiện 133 dự án mở mới, mở rộng, cải tạo, nâng cấp làm đường giao thông nông thôn với tổng số trên 4.500 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 556.000 m vuông đất, trên 25.800 công trình, vật kiến trúc trên đất, gần 170.000 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi hơn 214 tỷ đồng. Nhờ đó, các tuyến đường giao thông của huyện trong thời gian qua được triển khai sớm hơn so với lộ trình, đẩy nhanh tiến độ thi công”.
Trên địa bàn huyện Văn Yên, phong trào dịch rào hiến đất cũng đã giúp huy động mạnh mẽ sức dân trong làm đường giao thông nông thôn. Ông Phùng Văn Minh - thôn Trung Tâm, xã Mỏ Vàng sẵn sàng hiến trên 3.000 m vuông đất đồi rừng để mở rộng đường đi vào khu vực trồng quế của thôn. Ông Minh cũng hiến mấy trăm mét vuông đất thổ cư, mấy sào ruộng để mở rộng tỉnh lộ 175 đi qua xã.
Cùng ở thôn Trung Tâm, cụm dân Gốc Sấu và Khe Ngõa với 37 hộ dân đã hiến trên 60.000 m vuông đất đồi và khai thác non hàng vạn cây quế để mở đường từ các cụm dân cư này ra trung tâm xã…
Bà Vương Thị Thu Lan, Phó Chủ tịch MTTQ huyện cho biết "Trong nửa nhiệm kỳ qua, MTTQ các cấp trong huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền Phong trào "Dịch rào hiến đất” rộng khắp. Trong hơn 2 năm qua, đã có gần 3.500 hộ gia đình tham gia hiến trên 780.000 m vuông đất, tự nguyện chặt bỏ, thu hoạch sớm trên 347.000 cây trồng các loại, phá dỡ gần 15.000 m vuông tường rào, tổng giá trị quy đổi là 87,1 tỷ đồng, để mở rộng, nâng cấp và kiên cố hóa được 280 km đường giao thông nông thôn cũng như tạo quỹ đất xây dựng các công trình nhà văn hóa, trường học, sân vận động và các công trình phúc lợi công cộng khác”.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông là yếu tố nền tảng quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, mở đường và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, ra quân làm đường giao thông nông thôn (GTNT).
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, huyện Văn Chấn phấn đấu kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt từ 300km trở lên.
Câu chuyện “0 đồng” trong giải phóng mặt bằng (GPMB) của trên 700 hộ ở xã Nghĩa Tâm có nhiều kinh nghiệm hay để nhiều địa phương khác học tập. Chuyện người dân phá rào, chặt cây, “mất tấc vàng” mà vẫn vui được người dân truyền tai nhau ở một địa phương thuộc vùng ngoài của huyện Văn Chấn.
Đồng chí Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh có gần 13.500 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất phục vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích đất hiến là trên 1,8 triệu m vuông, trị giá quy đổi trên 623 tỷ đồng. Huy động sức dân đã góp phần quan trọng vào kết quả "tiếp tục là điểm sáng của khu vực Tây Bắc” trong XDNTM của Yên Bái. Đến nay, toàn tỉnh có 99/150 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 66% tổng số xã của tỉnh; 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, trong đó huyện Trấn Yên là huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM vào năm 2019.
Có thể thấy, công tác giải phóng mặt bằng đối với nhiều địa phương trở thành bài toán nan giải, khó khăn, tuy nhiên, ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái về công tác này đúng như câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dễ trăm lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong"...
Kim Tuyến - Mai Hiên
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh có gần 13.500 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất phục vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích đất hiến là trên 1,8 triệu m2 trị giá quy đổi trên 623 tỷ đồng. Đồng bào công giáo chung tay “dịch rào, hiến đất”
Với đặc thù là địa phương có đông đồng báo công giáo chiếm trên 64% dân số toàn xã, xã An Thịnh đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, phù hợp, thiết thực trong thực hiện phong trào “Dịch rào, hiến đất” do Huyện ủy và Uỷ ban MTTQ huyện Văn Yên phát động.
Xác định rõ được mục tiêu của phong trào “Dịch rào, hiến đất” là để mở rộng đường, phục vụ nhu cầu đi lại của chính bản thân mình, đồng thời cũng tạo đà để phát triển kinh tế, xã hội và chính người dân là người trực tiếp được hưởng lợi nên đồng bào công giáo trên địa bàn xã đã đồng tình hưởng ứng. Bí thư chi bộ thôn Tân Thịnh, xã An Thịnh, huyện Văn Yên cho biết: “Việc tự nguyện hiến đất, phá bỏ vật kiến trúc, dịch tường rào của đồng bào công giáo thôn Tân Thịnh này đã khẳng định ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp với những con đường rộng mở. Đặc biệt hơn là mỗi giáo dân nới đây đã sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, trước mắt để hướng đến lợi ích chung, to lớn và có ý nghĩa lâu dài, tạo đà cho tương lai, cho cuộc sống của con em mình”.
Lắng nghe dân nói
Cùng với việc sống “Tốt đời đẹp đạo, kính chúa yêu nước; Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, mỗi người dân, mỗi giáo dân của xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã góp công, góp sức vì lợi ích chung của cộng đồng, sẵn sàng hiến đất, dịch rào để nhường đất làm đường, mở rộng đường. Trong 9 tháng đầu 2022, nhân dân ở các thôn bản của xã An Thịnh đã hiến gần 11.000 mét vuông đất thổ cư, đất vườn tạp, đất ruộng, hàng ngàn m2 tường rào, vật kiến trúc và các loại trồng các loại để làm đường giao thông nông thôn. Từ phong trào "Dịch rào hiến đất”, gắn với phong trào “Lắng nghe dân nói” những con đường khang trang, sạch đẹp, thể hiện "ý Đảng - lòng dân” ngày càng được nối dài.
Trong thời gian qua, MTTQ huyện Văn Yên tiếp tục phát động và triển khai sâu rộng các phong trào thi đua trong hệ thống MTTQ các cấp trên địa bàn toàn huyện và tạo ra sức lan tỏa, hiệu ứng tích cực, trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của nhân dân trong toàn huyện, tiêu biểu là: Phong trào “Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống”; phong trào "Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông”...Kết quả đã phát dọn, sửa chữa, vệ sinh đường làng, ngõ xóm được trên 1.000 km đường giao thông; đào và xây mới trên 1.500 hố rác; trồng trên 1.500 cây xanh khu vực nhà văn hóa thôn; làm mới, sửa chữa đường điện thắp sáng đường quê 46,5 km (trong đó làm mới 11km); chăm sóc, trồng mới 70 km đường hoa; hoàn thành kế hoạch mở rộng được 67,5 km/67,5km đường giao thông ngõ, xóm rộng từ 3,5m lên 7m với tổng diện tích đất nhân dân hiến là trên 130.000 m2, phá bỏ trên 8.500m2 tường rào và gần 40.000 cây trồng các loại...
Qua đó, tạo động lực phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí, quyết tâm của toàn Đảng bộ, giúp cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và giải quyết thấu đáo những ý kiến, kiến nghị của nhân dân, góp phần củng cố vững chắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Câu chuyện hiến đất làm đường không phải là hiếm, tuy nhiên, giờ đây, việc hiến đất mở rộng đường nó trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân huyện Lục Yên, từ các xã vùng sâu xa cho đến thị trấn thực sự là câu chuyện "mừng ra nước mắt".
Theo chân đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đến thăm, trò chuyện với người dân một số xã trên địa bàn huyện Lục Yên về phát triển kinh tế; về tuyên truyền, vận động nhân dân trong phong trào hiến đất làm đường giao thông ở Lục Yên. Đi trên những con đường bê tông, hai bên đường đua sắc màu rực rỡ, nghe những câu chuyện về phong trào người dân cùng chung sức, đồng lòng, hưởng ứng phong trào hiến đất mở rộng các tuyến đường tôi thật sự ngỡ ngàng và vẹn nguyên niềm xúc động. Hôm nay, phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, thể hiện sự đoàn kết, ý chí và khát vọng vươn lên của người dân “đất Ngọc”...
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái Giàng A Tông; đồng chí Bí thư Huyện ủy Lục Yên Hoàng Hữu Độ cũng đến thăm, trò chuyện với nhân dân thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn. Cùng với người dân trên địa bàn xã, nhân dân thôn Khau Nàng đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng sẵn sàng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng tuyến đường Tân Lĩnh - Minh Chuẩn, kết nối với huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo thống kê, để mở rộng tuyến đường lên 5,5m đã có 164 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 26 nghìn m2 đất, phá bỏ trên 500m tường rào, chặt trên 5 nghìn cây cối mà không đòi hỏi đền bù. Chính vì thế, dự án sớm được đầu tư triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng, thuận lợi trong giải phóng mặt bằng tuyến đường dài 13,6 km đã hoàn thành sớm hơn dự kiến gần 1 năm. Ngay sau khi tuyến đường hoàn thành, nhân dân thôn Khau Nàng đã đóng góp tiền, ngày công lao động để thắp sáng đoạn đường chạy qua địa bàn thôn như gia đình ông Triệu Văn Sáng đã dỡ 70m tường rào xây, ông Nông Văn Sơn hiến hơn 100m2 đất ở, ông Hoàng Văn Tiêu hiến đất ruộng…. Đây cũng là thôn đạt thôn nông thôn mới đầu tiên trên địa bàn xã Minh Chuẩn.
Ông Cù Xuân Toàn, Bí thư chi bộ thôn 7 (xã Tân Lĩnh) cho biết: “Qua tuyên truyền, nhân dân trong thôn rất phấn khởi, các hộ đều đồng tình, hưởng ứng đóng góp tiền, hiến đất để tuyến đường sớm hoàn thành”. Bà Triệu Thị Khôn - thôn 7 (xã Tân Lĩnh) bày tỏ: Gia đình tôi cũng như các gia đình rất vui mừng khi giờ đây các con đường đất bui, nhiều ổ voi, ổ gà được thay thế bằng đường bê tông.
Ông Nguyễn hữu Độ, Bí thư Huyện ủy Lục Yên cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Xây dựng quê hương Lục Yên phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó phải có sự vào chung tay của Đảng bộ, Chính quyền vai trò của MTTQ và Nhân dân huyện Lục Yên, nhất là hoàn thành tiêu chí về cơ sở hạ tầng cũng đặc biệt quan trọng. Từ cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, UBND huyện Lục Yên đã ký kết chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lục Yên về đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cho đến nay, mảnh đất ngọc huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái xuất hiện ngày càng nhiều những tuyến đường to, hè thoáng. Có thể thấy những thành công nhất định trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và phục vụ chính nhu cầu của người dân, trong khi đó, điều đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng chỉ với “0 đồng” ngày càng được nối dài. Điển hình phải kể tới tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến đường thuộc xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến; tuyến đường nối xã Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh...
Hay nhiều tuyến đường đi qua “đất vàng” tại thị trấn Yên Thế như đường Hoàng Văn Thụ, đường tại tổ dân phố 7... từ khi mô hình được nhân rộng, toàn huyện Lục Yên đã có trên 4.500 hộ dân hiến 556.328 m2 đất; 25.821 công trình, vật kiến trúc trên đất; 160.932 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi trên 213 tỷ đồng.
Cuối năm 2020, nhận được chủ trương thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Mường Lai - Liễu Đô với chiều dài 4,2 km, Đảng ủy xã Mường Lai, huyện Lục Yên quyết tâm giải phóng "0 đồng” tuyến đường, làm điển hình để nhân rộng ra toàn xã.
Ông Kê chia sẻ: "Được cán bộ xã trực tiếp gặp gỡ tuyên truyền, giải thích những lợi ích lâu dài của việc nâng cấp, mở rộng con đường, gia đình tôi thấy đều rất hợp tình, hợp lý nên đồng thuận đi đầu hiến đất, muốn làm gương cho bà con cùng học tập làm theo”.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Mường Lai Triệu Văn Huấn cho hay: "Chúng tôi lấy tấm gương của ông Kê khích lệ bà con. Sự tiên phong, gương mẫu từ một rồi lan ra nhiều hộ dân. 32 hộ dân trong xã đã hiến trên 3.000 m vuông đất, trên 1.200 cây cối… Tuyến đường nhanh chóng hoàn thành sau 4 tháng thi công mà không có bất cứ vướng mắc nào”.
Từ năm 2020 đến nay, nhân dân trong xã Mường Lai đã đóng góp được trên 4 tỷ đồng để bê tông hóa trên 20 km đường giao thông; có trên 500 hộ gia đình hiến trên 20.000 m vuông đất, trên 5.000 cây cối, trên 1.500 m vuông vật kiến trúc, nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trên địa bàn xã từ gần 40% đầu nhiệm kỳ lên trên 75% hiện nay.
Việc tình nguyện hiến đất mở đường của nhân dân Mường Lai đã góp phần lan tỏa phong trào hiến đất mở đường trên toàn huyện. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lục Yên Hoàng Hữu Độ cho biết: Dấu ấn lớn nhất trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua là nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm được đầu tư, đưa vào sử dụng, như: tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh; tuyến đường Liễu Đô - Minh Tiến - An Phú; tuyến đường Liễu Đô - Mường Lai…
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã triển khai thực hiện 133 dự án mở mới, mở rộng, cải tạo, nâng cấp làm đường giao thông nông thôn với tổng số trên 4.500 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 556.000 m vuông đất, trên 25.800 công trình, vật kiến trúc trên đất, gần 170.000 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi hơn 214 tỷ đồng. Nhờ đó, các tuyến đường giao thông của huyện trong thời gian qua được triển khai sớm hơn so với lộ trình, đẩy nhanh tiến độ thi công”.
Trên địa bàn huyện Văn Yên, phong trào dịch rào hiến đất cũng đã giúp huy động mạnh mẽ sức dân trong làm đường giao thông nông thôn. Ông Phùng Văn Minh - thôn Trung Tâm, xã Mỏ Vàng sẵn sàng hiến trên 3.000 m vuông đất đồi rừng để mở rộng đường đi vào khu vực trồng quế của thôn. Ông Minh cũng hiến mấy trăm mét vuông đất thổ cư, mấy sào ruộng để mở rộng tỉnh lộ 175 đi qua xã.
Cùng ở thôn Trung Tâm, cụm dân Gốc Sấu và Khe Ngõa với 37 hộ dân đã hiến trên 60.000 m vuông đất đồi và khai thác non hàng vạn cây quế để mở đường từ các cụm dân cư này ra trung tâm xã…
Bà Vương Thị Thu Lan, Phó Chủ tịch MTTQ huyện cho biết "Trong nửa nhiệm kỳ qua, MTTQ các cấp trong huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền Phong trào "Dịch rào hiến đất” rộng khắp. Trong hơn 2 năm qua, đã có gần 3.500 hộ gia đình tham gia hiến trên 780.000 m vuông đất, tự nguyện chặt bỏ, thu hoạch sớm trên 347.000 cây trồng các loại, phá dỡ gần 15.000 m vuông tường rào, tổng giá trị quy đổi là 87,1 tỷ đồng, để mở rộng, nâng cấp và kiên cố hóa được 280 km đường giao thông nông thôn cũng như tạo quỹ đất xây dựng các công trình nhà văn hóa, trường học, sân vận động và các công trình phúc lợi công cộng khác”.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông là yếu tố nền tảng quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, mở đường và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, ra quân làm đường giao thông nông thôn (GTNT).
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, huyện Văn Chấn phấn đấu kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt từ 300km trở lên.
Câu chuyện “0 đồng” trong giải phóng mặt bằng (GPMB) của trên 700 hộ ở xã Nghĩa Tâm có nhiều kinh nghiệm hay để nhiều địa phương khác học tập. Chuyện người dân phá rào, chặt cây, “mất tấc vàng” mà vẫn vui được người dân truyền tai nhau ở một địa phương thuộc vùng ngoài của huyện Văn Chấn.
Đồng chí Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh có gần 13.500 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất phục vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích đất hiến là trên 1,8 triệu m vuông, trị giá quy đổi trên 623 tỷ đồng. Huy động sức dân đã góp phần quan trọng vào kết quả "tiếp tục là điểm sáng của khu vực Tây Bắc” trong XDNTM của Yên Bái. Đến nay, toàn tỉnh có 99/150 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 66% tổng số xã của tỉnh; 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, trong đó huyện Trấn Yên là huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM vào năm 2019.
Có thể thấy, công tác giải phóng mặt bằng đối với nhiều địa phương trở thành bài toán nan giải, khó khăn, tuy nhiên, ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái về công tác này đúng như câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dễ trăm lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong"...
Kim Tuyến - Mai Hiên