Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh đã tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, chương trình chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng và nhân dân được nâng lên rõ rệt, có sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo thói quen dùng hàng Việt trong đại đa số người dân trong tỉnh. Qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ở tỉnh Yên Bái làm cho mỗi người dân hiểu rõ việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam là hành động thiết thực phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Người dân đang lựa chọn một mua một số mặt hàng tai Hội chợ Yên Bái do Việt Nam sản xuất.
Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - Xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trong mua sắm, tiêu dùng cá nhân; các cơ quan, đơn vị trong mua sắm công; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao nhận thức, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, xây dựng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong 10 năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tỉnh đã tổ chức được trên 200 buổi tuyên truyền cho 530.000 lượt người tham dự. Cùng với đó, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng Việt Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh, địa phương đăng tải hàng nghìn tin, bài, phóng sự về cuộc vận động. Đặc biệt, việc tuyên truyền được đẩy mạnh vào các dịp Lễ, Tết (thời điểm sức mua tăng) và tại thời điểm diễn ra các hội chợ thương mại được tổ chức trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng Việt. Qua đó, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ được các sản phẩm của tỉnh trên toàn quốc và vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn. Bên cạnh đó, thực hiện vai trò của mình, Mặt trận các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động gắn với phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư và kết hợp tổ chức các phiên chợ, chuyến hàng Việt về nông thôn...
Một số mặt hàng của tỉnh Yên Bái đã có thương hiệu và được thị trường tin dùng như: Gạch nung theo dây chuyền công nghệ mới, gạch ép thuỷ lực, chè san Suối Giàng, bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, gạo Sén cù, lúa nếp Tú Lệ, lúa Chiêm Hương, gà đen bản địa của đồng bào Mông, quả sơn tra.
Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền ý nghĩa của Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thành công trên 100 chợ các phiên chợ đưa hàng Việt về các vùng nông thôn miền núi. Chương trình đưa hàng về nông thôn thu hút trên 1500 doanh nghiệp tham dự, trên 350.000 lượt khách thăm quan mua sắm, doanh thu trên 180 tỷ đồng. Các hoạt động bán hàng Việt khuyến mại đạt trên 30 tỷ đồng; tổ chức hội chợ triển lãm có trên 8000 doanh nghiệp tham gia, trên 900.000 lượt khách thăm quan, mua sắm. Trên 5400 gian hàng, doanh thu trên 420 tỷ đồng. Doanh nghiệp được tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích phát triển, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất Các nhà phân phối, các siêu thị trên địa bàn tỉnh như: siêu thị Anh mỹ, siêu thị Vincom, doanh nghiệp Điện máy Tuyển Hằng, Toàn Anh không ngừng đẩy mạnh khai thác hàng hóa đảm bảo đủ lượng, mẫu mã hợp lý, phong phú chủng loại, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Triển khai các hoạt động tri ân khách hàng các dịp Lễ Tết và Ngày quyền của người tiêu dùng 15/3. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp tổ chức trên 1.000 chương trình khuyến mại, tri ân người tiêu dùng như: Hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn, tiết kiệm, tặng quà, giảm giá sản phẩm, cung cấp miễn phí sản phẩm dùng thử... phong phú chủng loại, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.... đã góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái phát triển. Trong 10 năm Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã xác nhận đăng ký và tiếp nhận theo dõi trên 300 lượt doanh nghiệp với trên 800 gian hàng trên 100.000 lượt người thăm quan, mua hàng doanh thu trên 7 tỷ đồng; các huyện thị thành phố có trên 500 doanh nghiệp tham dự, trên 280.000 lượt khách tham quan mua sắm hàng hóa doanh thu trên 20 tỷ đồng. Nhằm tăng cường, mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố trên cả nước để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của địa phương, kích thích phát triển và ổn định sản xuất, từ năm 2016 đến năm 2018, tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái tại 43 Hội chợ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong cả nước như Thái Nguyên; Hà Tĩnh; Lào Cai; Hà Nội; Phú Thọ; Đà Nẵng; Quảng Ninh; Nam Định; Sơn La; Hà Nam; Hải Phòng; Thái Bình. Công tác hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại: Tổ chức hỗ trợ đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong tỉnh Yên Bái tham gia các Hội chợ: Hội chợ Việt Nam Expo tại Hà Nội; Hội chợ Công Thương 28 tỉnh phía Bắc; Hội chợ Hùng Vương tại PhúThọ, các Hội chợ quảng bá đặc sản vùng miền tại Hà Nội… Thông qua các hoạt động hội chợ đã tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Yên Bái đến đông đảo các người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu được sản xuất trong nước, hỗ trợ tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường hợp tác đầu tư, kích thích phát triển sản xuất trong nước.
Công tác khuyến công: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương trong công tác đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm để phát triển sản phẩm mới tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất trong tỉnh thiết lập hệ thống phân phối, tổ chức tốt các dịch vụ thương mại và chăm sóc khách hàng...Kết quả, đã có 80 đơn vị được tỉnh hỗ trợ đăng ký xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm như: chè Suối Giàng; cam Văn Chấn; Bưởi Đại Minh , huyện Yên Bình; Quế Văn Yên.
Công tác phát triển thương mại điện tử: Các hoạt động hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và xúc tiến xuất khẩu cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm, trong 10 năm tỉnh đã tổ chức 10 lớp tập huấn về thương mại điện tử cho đội ngũ CBCC và người lao động công tác tại các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh; hiện nay đã có 170 lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký thành viên trên sàn và 750 lượt sản phẩm chào mua, chào bản sản phẩm trên Sàn; trong đó có hơn 70% doanh nghiệp tỉnh Yên Bái ký tham gia thành viên trên Sàn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đăng ký tham gia thành viên. Thông qua hoạt động hỗ trợ về thương mại điện tử đã tuyên truyền rộng rãi kiến thức thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, nhân viên các doanh nghiệp, hợp tác xã các cơ sở kinh doanh được làm quen và tạo thói quen tiếp cận hình thức kinh doanh điện tử nhằm giảm các chi phí kinh doanh, tìm kiếm thị trường, xây dựng mạng lưới kênh phân phối, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng... một cách hiệu quả nhất.
Các cơ quan, đơn vị, khi mua sắm công đã thực hiện ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa sản xuất khi thực hiện các dự án, công trình. Các doanh nghiệp sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn như: Công ty cổ phần Dược Yên Bái.
Về Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thị trường
Sở Công thương phối hợp các ngành liên quan chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân mở rộng dịch vụ cung ứng hàng hoá, quảng bá sản phẩm, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng công nghiệp - thương mại đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án phát triển Thương mại dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; Đề án phát triển công nghiệp - Các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lực lượng Quản lý thị trường của tỉnh chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại giữa các lực lượng trên tuyến biên giới; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, tích cực và chủ động thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát thị trường; đổi mới phương thức và phương pháp đấu tranh, tăng cường công tác bám sát quản lý địa bàn, tổ chức tốt công tác tiếp nhận đơn thư yêu cầu xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2009 đến hết năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 8000 lượt; xử lý vi phạm trên 7000 vụ; phạt hành chính trên 8 tỷ đồng; tịch thu trên 9 tỷ đồng giá trị hàng hóa; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 5 tỷ đồng gồm các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về giá, vệ sinh an toàn thực phẩm và một số lĩnh vực khác.
Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, về Gám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức hiệp thương thống nhất với các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra. Trong 05 năm từ 2014 - 2018 đã tổ chức được 104 cuộc giám sát cấp tỉnh; 186 cuộc giám sát cấp huyện. Ngoài ra, thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức được 2806 cuộc giám sát. Nội dung giám sát chủ yếu tập trung: công tác quản lý Nhà nước về ATTP; việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp; Giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; việc triển khai, thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân về việc hỗ trợ các chính sách trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, các chế độ vay vốn ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh...
Sau 10 năm thực hiện, Cuộc vận động đã đóng góp tích cực nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá thương hiệu Việt. Các doanh nghiệp và giới doanh nhân nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy tiềm năng, thế mạnh và vai trò của doanh nghiệp trong việc đi đầu thực hiện cuộc vận động. Cuộc vận động đã góp phần thúc đẩy, kích thích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao chất lượng thương hiệu, quảng bá, thông tin các sản phẩm hàng hoá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, Thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh./.
Bài, ảnh: Mai Hiên
Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh đã tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, chương trình chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng và nhân dân được nâng lên rõ rệt, có sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo thói quen dùng hàng Việt trong đại đa số người dân trong tỉnh. Qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ở tỉnh Yên Bái làm cho mỗi người dân hiểu rõ việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam là hành động thiết thực phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - Xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trong mua sắm, tiêu dùng cá nhân; các cơ quan, đơn vị trong mua sắm công; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao nhận thức, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, xây dựng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong 10 năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tỉnh đã tổ chức được trên 200 buổi tuyên truyền cho 530.000 lượt người tham dự. Cùng với đó, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng Việt Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh, địa phương đăng tải hàng nghìn tin, bài, phóng sự về cuộc vận động. Đặc biệt, việc tuyên truyền được đẩy mạnh vào các dịp Lễ, Tết (thời điểm sức mua tăng) và tại thời điểm diễn ra các hội chợ thương mại được tổ chức trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng Việt. Qua đó, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ được các sản phẩm của tỉnh trên toàn quốc và vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn. Bên cạnh đó, thực hiện vai trò của mình, Mặt trận các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động gắn với phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư và kết hợp tổ chức các phiên chợ, chuyến hàng Việt về nông thôn...
Một số mặt hàng của tỉnh Yên Bái đã có thương hiệu và được thị trường tin dùng như: Gạch nung theo dây chuyền công nghệ mới, gạch ép thuỷ lực, chè san Suối Giàng, bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, gạo Sén cù, lúa nếp Tú Lệ, lúa Chiêm Hương, gà đen bản địa của đồng bào Mông, quả sơn tra.
Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền ý nghĩa của Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thành công trên 100 chợ các phiên chợ đưa hàng Việt về các vùng nông thôn miền núi. Chương trình đưa hàng về nông thôn thu hút trên 1500 doanh nghiệp tham dự, trên 350.000 lượt khách thăm quan mua sắm, doanh thu trên 180 tỷ đồng. Các hoạt động bán hàng Việt khuyến mại đạt trên 30 tỷ đồng; tổ chức hội chợ triển lãm có trên 8000 doanh nghiệp tham gia, trên 900.000 lượt khách thăm quan, mua sắm. Trên 5400 gian hàng, doanh thu trên 420 tỷ đồng. Doanh nghiệp được tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích phát triển, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất Các nhà phân phối, các siêu thị trên địa bàn tỉnh như: siêu thị Anh mỹ, siêu thị Vincom, doanh nghiệp Điện máy Tuyển Hằng, Toàn Anh không ngừng đẩy mạnh khai thác hàng hóa đảm bảo đủ lượng, mẫu mã hợp lý, phong phú chủng loại, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Triển khai các hoạt động tri ân khách hàng các dịp Lễ Tết và Ngày quyền của người tiêu dùng 15/3. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp tổ chức trên 1.000 chương trình khuyến mại, tri ân người tiêu dùng như: Hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn, tiết kiệm, tặng quà, giảm giá sản phẩm, cung cấp miễn phí sản phẩm dùng thử... phong phú chủng loại, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.... đã góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái phát triển. Trong 10 năm Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã xác nhận đăng ký và tiếp nhận theo dõi trên 300 lượt doanh nghiệp với trên 800 gian hàng trên 100.000 lượt người thăm quan, mua hàng doanh thu trên 7 tỷ đồng; các huyện thị thành phố có trên 500 doanh nghiệp tham dự, trên 280.000 lượt khách tham quan mua sắm hàng hóa doanh thu trên 20 tỷ đồng. Nhằm tăng cường, mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố trên cả nước để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của địa phương, kích thích phát triển và ổn định sản xuất, từ năm 2016 đến năm 2018, tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái tại 43 Hội chợ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong cả nước như Thái Nguyên; Hà Tĩnh; Lào Cai; Hà Nội; Phú Thọ; Đà Nẵng; Quảng Ninh; Nam Định; Sơn La; Hà Nam; Hải Phòng; Thái Bình. Công tác hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại: Tổ chức hỗ trợ đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong tỉnh Yên Bái tham gia các Hội chợ: Hội chợ Việt Nam Expo tại Hà Nội; Hội chợ Công Thương 28 tỉnh phía Bắc; Hội chợ Hùng Vương tại PhúThọ, các Hội chợ quảng bá đặc sản vùng miền tại Hà Nội… Thông qua các hoạt động hội chợ đã tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Yên Bái đến đông đảo các người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu được sản xuất trong nước, hỗ trợ tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường hợp tác đầu tư, kích thích phát triển sản xuất trong nước.
Công tác khuyến công: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương trong công tác đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm để phát triển sản phẩm mới tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất trong tỉnh thiết lập hệ thống phân phối, tổ chức tốt các dịch vụ thương mại và chăm sóc khách hàng...Kết quả, đã có 80 đơn vị được tỉnh hỗ trợ đăng ký xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm như: chè Suối Giàng; cam Văn Chấn; Bưởi Đại Minh , huyện Yên Bình; Quế Văn Yên.
Công tác phát triển thương mại điện tử: Các hoạt động hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và xúc tiến xuất khẩu cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm, trong 10 năm tỉnh đã tổ chức 10 lớp tập huấn về thương mại điện tử cho đội ngũ CBCC và người lao động công tác tại các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh; hiện nay đã có 170 lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký thành viên trên sàn và 750 lượt sản phẩm chào mua, chào bản sản phẩm trên Sàn; trong đó có hơn 70% doanh nghiệp tỉnh Yên Bái ký tham gia thành viên trên Sàn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đăng ký tham gia thành viên. Thông qua hoạt động hỗ trợ về thương mại điện tử đã tuyên truyền rộng rãi kiến thức thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, nhân viên các doanh nghiệp, hợp tác xã các cơ sở kinh doanh được làm quen và tạo thói quen tiếp cận hình thức kinh doanh điện tử nhằm giảm các chi phí kinh doanh, tìm kiếm thị trường, xây dựng mạng lưới kênh phân phối, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng... một cách hiệu quả nhất.
Các cơ quan, đơn vị, khi mua sắm công đã thực hiện ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa sản xuất khi thực hiện các dự án, công trình. Các doanh nghiệp sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn như: Công ty cổ phần Dược Yên Bái.
Về Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thị trường
Sở Công thương phối hợp các ngành liên quan chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân mở rộng dịch vụ cung ứng hàng hoá, quảng bá sản phẩm, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng công nghiệp - thương mại đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án phát triển Thương mại dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; Đề án phát triển công nghiệp - Các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lực lượng Quản lý thị trường của tỉnh chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại giữa các lực lượng trên tuyến biên giới; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, tích cực và chủ động thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát thị trường; đổi mới phương thức và phương pháp đấu tranh, tăng cường công tác bám sát quản lý địa bàn, tổ chức tốt công tác tiếp nhận đơn thư yêu cầu xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2009 đến hết năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 8000 lượt; xử lý vi phạm trên 7000 vụ; phạt hành chính trên 8 tỷ đồng; tịch thu trên 9 tỷ đồng giá trị hàng hóa; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 5 tỷ đồng gồm các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về giá, vệ sinh an toàn thực phẩm và một số lĩnh vực khác.
Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, về Gám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức hiệp thương thống nhất với các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra. Trong 05 năm từ 2014 - 2018 đã tổ chức được 104 cuộc giám sát cấp tỉnh; 186 cuộc giám sát cấp huyện. Ngoài ra, thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức được 2806 cuộc giám sát. Nội dung giám sát chủ yếu tập trung: công tác quản lý Nhà nước về ATTP; việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp; Giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; việc triển khai, thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân về việc hỗ trợ các chính sách trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, các chế độ vay vốn ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh...
Sau 10 năm thực hiện, Cuộc vận động đã đóng góp tích cực nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá thương hiệu Việt. Các doanh nghiệp và giới doanh nhân nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy tiềm năng, thế mạnh và vai trò của doanh nghiệp trong việc đi đầu thực hiện cuộc vận động. Cuộc vận động đã góp phần thúc đẩy, kích thích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao chất lượng thương hiệu, quảng bá, thông tin các sản phẩm hàng hoá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, Thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh./.