- Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang, chặng đường cách mạng vẻ vang 77 năm qua của Đảng bộ tỉnh là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được. Phát huy truyền thống yêu nước, vượt khó vươn lên của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức thi đua, học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh; phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Ảnh minh họa
Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Yên Bái và thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945)
Ngay sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), ảnh hưởng và uy tín của Đảng đã tác động đến Yên Bái, thúc đẩy nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do của đồng bào các dân tộc. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX những cán bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Với truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái từ tháng 10/1944 đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, phát triển ở các huyện trong tỉnh, các tổ chức cứu quốc được thành lập, tập hợp hàng ngàn hội viên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), khí thế cách mạng của quần chúng khắp nơi trong tỉnh dâng cao. Để đẩy mạnh phong trào cách mạng, ngày 7/5/1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thị xã Yên Bái gồm 3 đảng viên, đồng chí Mai Văn Ty được cử làm Bí thư, đã mở ra sự chuyển hướng phong trào đấu tranh của nhân dân sang một giai đoạn mới.
Tình thế cách mạng trong nước ngày càng lớn, phong trào đấu tranh của công nông với các tầng lớp nhân dân lao động Yên Bái không ngừng phát triển. Ngày 30/6/1945, tại chiến khu Vần - Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư. Sự kiện trọng đại này đã mở ra một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Từ đây, phong trào cách mạng của tỉnh Yên Bái được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng.
Chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1945-2022)
Giai đoạn 1945 - 1975
Đảng bộ Yên Bái mới ra đời, số lượng đảng viên ít, song Đảng bộ đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Bắc Kỳ, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, tiến hành khởi nghĩa giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái. Yên Bái vinh dự, tự hào là một trong những địa phương tiêu biểu sớm giành chính quyền về tay nhân dân và ít hao tổn xương máu.
Ngày 19/8/1945, trước sức mạnh áp đảo cả về chính trị và quân sự, quân Nhật đã đầu hàng vô điều kiện. Ngày 22/8/1945, tại Sân Căng (nay là sân vận động thành phố Yên Bái), chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt trong sự hân hoan, phấn khởi của hàng ngàn quần chúng nhân dân.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách của nạn “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua những ghềnh thác nguy hiểm. Trong một thời gian ngắn, Yên Bái đã xây dựng được hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống cơ sở, củng cố lực lượng vũ trang, tránh được sự xô xát với quân Tưởng, cô lập cao độ bọn phản động Việt Quốc, đuổi chúng ra khỏi biên giới, chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Từ năm 1947, khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi xâm lược, thôn tính tỉnh ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Yên Bái đã kiên trì thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” kết hợp “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, bám đất, bám dân, huy động sức người, sức của và phối hợp với bộ đội chủ lực mở nhiều chiến dịch như: Sông Thao (1949), Lê Hồng Phong (1950), Lý Thường Kiệt (1951), loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, từng bước mở rộng vùng giải phóng. Đặc biệt trong chiến dịch Tây Bắc (1952), cùng với bộ đội chủ lực, quân, dân tỉnh ta đã đập tan hoàn toàn phân khu Nghĩa Lộ, mở thông cánh cửa sang phân khu sông Đà, giải phóng quê hương khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.
Ngay sau khi Yên Bái được giải phóng (10/1952), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục dồn sức thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Bác Hồ và Chính phủ giao phó là mở con đường huyết mạch nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc. Đảng bộ đã huy động gần 5 vạn lượt người, góp 3,6 triệu ngày công, cung cấp hơn 2.000 tấn lương thực, thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bảo đảm tuyến đường từ Yên Bái sang Sơn La thông suốt, trong đó có nhiều trọng điểm máy bay đánh phá ác liệt như bến Âu Lâu, đèo Lũng Lô... góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954.
Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Yên Bái đã bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cải tạo các tập tục lạc hậu, phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra những biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội ở Yên Bái; trong đó có công trình Nhà máy thủy điện Thác Bà, đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam. Để xây dựng công trình này, tỉnh ta đã phải di chuyển hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng hồ, việc chuyển dân xây dựng nhà máy đã diễn ra nhanh, gọn, thành công và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; trở thành một kinh nghiệm tốt cho cả nước và có ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng.
Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn của Đảng và Chính phủ về thăm Yên Bái. Đây là vinh dự to lớn, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những lời căn dặn chí tình của Bác đã động viên, thôi thúc toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh thi đua phấn đấu vượt lên khó khăn, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác: Xây dựng đời sống văn hóa mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và không ngừng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”... Qua đó đã động viên được tinh thần, khí thế và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích.
Với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tỉnh Yên Bái đã huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1975 đến nay
Bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đạt được một số thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia.
Cùng với toàn Đảng và nhân dân cả nước, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế. Hơn 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh Yên Bái (10/1991) đến nay, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Yên Bái anh hùng, đồng tâm, hiệp lực, tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng, phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực phục vụ xây dựng và phát triển quê hương.
Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu và sự năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, Yên Bái đã đạt được những thành tựu vượt bậc; kinh tế tăng trưởng khá theo hướng bền vững, gắn với bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn; vai trò, vị thế Yên Bái là trung tâm liên kết phát triển vùng được khẳng định; thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tiếp tục là điểm sáng của khu vực Tây Bắc.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,11%, đứng thứ 2/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 4.300 tỷ đồng, vượt rất cao so với dự toán Trung ương giao và vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh đạt 58,11%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 4,76%; có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 06 xã đặc biệt khó khăn), nâng tổng số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 88/150 xã (trong đó có 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 17 xã nông thôn mới nâng cao); toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện là thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2020; chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2020...
5 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,57% (tăng 0,29 điểm phần trăm so với kịch bản tăng trưởng). Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; sự nỗ lực của các ngành, các địa phương trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng, số lượt khách du lịch đạt 689.755 lượt, bằng 62,7% kế hoạch năm, tăng 37,8% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 443 tỷ đồng, bằng 52,4% kế hoạch, tăng 70,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.615,2 tỷ đồng (bằng 35,1% dự toán, tăng 27% so với cùng kỳ). Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 6.616,2 tỷ đồng, bằng 34,8% kế hoạch năm... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư để phát triển các thành phần kinh tế.
Hiện nay, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh được khai thác tối đa bằng những chính sách đầu tư ưu việt, thông thoáng, cởi mở, ứng dụng khoa học công nghệ, đôi mới, sáng tạo, huy động sử dụng mọi nguồn lực cho địa phương ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ mới, xây dựng và phát huy hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo; công tác đối ngoại không ngừng được mở rộng, quốc phòng an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng được coi trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ tỉnh đã không ngừng đổi mới, vươn lên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Từ chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên chỉ gồm vài đảng viên, đến nay (hết tháng 5/2022), Đảng bộ tỉnh Yên Bái có 12 đảng bộ trực thuộc, 498 tổ chức cơ sở đảng (308 đảng bộ cơ sở, 190 chi bộ cơ sở), 2.730 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với gần 60.100 đảng viên. Chất lượng các chi, đảng bộ và đảng viên không ngừng được nâng lên. Công tác tư tưởng được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo thực hiện; đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương. Qua đó tạo sức lan tỏa, chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, là một trong những điểm sáng điển hình của cả nước, được Trung ương đánh giá cao. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường; công tác nội chính, tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định... tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân: tạo thế và lực mới cho hướng phát triển đầy triển vọng của tỉnh Yên Bái.
Ghi nhận công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống kẻ thù xâm lược và trong sự nghiệp đổi mới của quân và dân Yên Bái, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hang Nhất; hơn 290 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”; gần 40 tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, hàng ngàn tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao qúy khác vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là niềm vinh dự, tự hào, là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân tỉnh Yên Bái; là tài sản vô giá để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ và tiếp tục phát huy.
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 - 30/6/2022) là dịp để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ôn lại lịch sử truyền thống và khắc ghi lời dạy của Bác khi Người về thăm Yên Bái (25/9/1958); tiếp tục giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân lòng tự hào và biết ơn sâu sắc trước công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang, chặng đường cách mạng vẻ vang 77 năm qua của Đảng bộ tỉnh là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được. Phát huy truyền thống yêu nước, vượt khó vươn lên của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức thi đua, học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh; phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc./.
Nguyễn Hiên
- Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang, chặng đường cách mạng vẻ vang 77 năm qua của Đảng bộ tỉnh là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được. Phát huy truyền thống yêu nước, vượt khó vươn lên của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức thi đua, học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh; phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Yên Bái và thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945)
Ngay sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), ảnh hưởng và uy tín của Đảng đã tác động đến Yên Bái, thúc đẩy nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do của đồng bào các dân tộc. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX những cán bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Với truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái từ tháng 10/1944 đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, phát triển ở các huyện trong tỉnh, các tổ chức cứu quốc được thành lập, tập hợp hàng ngàn hội viên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), khí thế cách mạng của quần chúng khắp nơi trong tỉnh dâng cao. Để đẩy mạnh phong trào cách mạng, ngày 7/5/1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thị xã Yên Bái gồm 3 đảng viên, đồng chí Mai Văn Ty được cử làm Bí thư, đã mở ra sự chuyển hướng phong trào đấu tranh của nhân dân sang một giai đoạn mới.
Tình thế cách mạng trong nước ngày càng lớn, phong trào đấu tranh của công nông với các tầng lớp nhân dân lao động Yên Bái không ngừng phát triển. Ngày 30/6/1945, tại chiến khu Vần - Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư. Sự kiện trọng đại này đã mở ra một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Từ đây, phong trào cách mạng của tỉnh Yên Bái được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng.
Chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1945-2022)
Giai đoạn 1945 - 1975
Đảng bộ Yên Bái mới ra đời, số lượng đảng viên ít, song Đảng bộ đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Bắc Kỳ, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, tiến hành khởi nghĩa giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái. Yên Bái vinh dự, tự hào là một trong những địa phương tiêu biểu sớm giành chính quyền về tay nhân dân và ít hao tổn xương máu.
Ngày 19/8/1945, trước sức mạnh áp đảo cả về chính trị và quân sự, quân Nhật đã đầu hàng vô điều kiện. Ngày 22/8/1945, tại Sân Căng (nay là sân vận động thành phố Yên Bái), chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt trong sự hân hoan, phấn khởi của hàng ngàn quần chúng nhân dân.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách của nạn “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua những ghềnh thác nguy hiểm. Trong một thời gian ngắn, Yên Bái đã xây dựng được hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống cơ sở, củng cố lực lượng vũ trang, tránh được sự xô xát với quân Tưởng, cô lập cao độ bọn phản động Việt Quốc, đuổi chúng ra khỏi biên giới, chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Từ năm 1947, khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi xâm lược, thôn tính tỉnh ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Yên Bái đã kiên trì thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” kết hợp “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, bám đất, bám dân, huy động sức người, sức của và phối hợp với bộ đội chủ lực mở nhiều chiến dịch như: Sông Thao (1949), Lê Hồng Phong (1950), Lý Thường Kiệt (1951), loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, từng bước mở rộng vùng giải phóng. Đặc biệt trong chiến dịch Tây Bắc (1952), cùng với bộ đội chủ lực, quân, dân tỉnh ta đã đập tan hoàn toàn phân khu Nghĩa Lộ, mở thông cánh cửa sang phân khu sông Đà, giải phóng quê hương khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.
Ngay sau khi Yên Bái được giải phóng (10/1952), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục dồn sức thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Bác Hồ và Chính phủ giao phó là mở con đường huyết mạch nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc. Đảng bộ đã huy động gần 5 vạn lượt người, góp 3,6 triệu ngày công, cung cấp hơn 2.000 tấn lương thực, thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bảo đảm tuyến đường từ Yên Bái sang Sơn La thông suốt, trong đó có nhiều trọng điểm máy bay đánh phá ác liệt như bến Âu Lâu, đèo Lũng Lô... góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954.
Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Yên Bái đã bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cải tạo các tập tục lạc hậu, phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra những biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội ở Yên Bái; trong đó có công trình Nhà máy thủy điện Thác Bà, đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam. Để xây dựng công trình này, tỉnh ta đã phải di chuyển hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng hồ, việc chuyển dân xây dựng nhà máy đã diễn ra nhanh, gọn, thành công và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; trở thành một kinh nghiệm tốt cho cả nước và có ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng.
Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn của Đảng và Chính phủ về thăm Yên Bái. Đây là vinh dự to lớn, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào cách mạng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những lời căn dặn chí tình của Bác đã động viên, thôi thúc toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh thi đua phấn đấu vượt lên khó khăn, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác: Xây dựng đời sống văn hóa mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và không ngừng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”... Qua đó đã động viên được tinh thần, khí thế và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích.
Với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tỉnh Yên Bái đã huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1975 đến nay
Bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đạt được một số thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia.
Cùng với toàn Đảng và nhân dân cả nước, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế. Hơn 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh Yên Bái (10/1991) đến nay, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Yên Bái anh hùng, đồng tâm, hiệp lực, tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng, phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực phục vụ xây dựng và phát triển quê hương.
Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu và sự năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, Yên Bái đã đạt được những thành tựu vượt bậc; kinh tế tăng trưởng khá theo hướng bền vững, gắn với bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn; vai trò, vị thế Yên Bái là trung tâm liên kết phát triển vùng được khẳng định; thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tiếp tục là điểm sáng của khu vực Tây Bắc.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,11%, đứng thứ 2/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 4.300 tỷ đồng, vượt rất cao so với dự toán Trung ương giao và vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh đạt 58,11%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 4,76%; có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 06 xã đặc biệt khó khăn), nâng tổng số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 88/150 xã (trong đó có 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 17 xã nông thôn mới nâng cao); toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện là thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2020; chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2020...
5 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,57% (tăng 0,29 điểm phần trăm so với kịch bản tăng trưởng). Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; sự nỗ lực của các ngành, các địa phương trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng, số lượt khách du lịch đạt 689.755 lượt, bằng 62,7% kế hoạch năm, tăng 37,8% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 443 tỷ đồng, bằng 52,4% kế hoạch, tăng 70,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.615,2 tỷ đồng (bằng 35,1% dự toán, tăng 27% so với cùng kỳ). Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 6.616,2 tỷ đồng, bằng 34,8% kế hoạch năm... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư để phát triển các thành phần kinh tế.
Hiện nay, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh được khai thác tối đa bằng những chính sách đầu tư ưu việt, thông thoáng, cởi mở, ứng dụng khoa học công nghệ, đôi mới, sáng tạo, huy động sử dụng mọi nguồn lực cho địa phương ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ mới, xây dựng và phát huy hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo; công tác đối ngoại không ngừng được mở rộng, quốc phòng an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng được coi trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ tỉnh đã không ngừng đổi mới, vươn lên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Từ chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên chỉ gồm vài đảng viên, đến nay (hết tháng 5/2022), Đảng bộ tỉnh Yên Bái có 12 đảng bộ trực thuộc, 498 tổ chức cơ sở đảng (308 đảng bộ cơ sở, 190 chi bộ cơ sở), 2.730 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với gần 60.100 đảng viên. Chất lượng các chi, đảng bộ và đảng viên không ngừng được nâng lên. Công tác tư tưởng được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo thực hiện; đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương. Qua đó tạo sức lan tỏa, chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, là một trong những điểm sáng điển hình của cả nước, được Trung ương đánh giá cao. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường; công tác nội chính, tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định... tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân: tạo thế và lực mới cho hướng phát triển đầy triển vọng của tỉnh Yên Bái.
Ghi nhận công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống kẻ thù xâm lược và trong sự nghiệp đổi mới của quân và dân Yên Bái, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hang Nhất; hơn 290 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”; gần 40 tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, hàng ngàn tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao qúy khác vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là niềm vinh dự, tự hào, là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân tỉnh Yên Bái; là tài sản vô giá để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ và tiếp tục phát huy.
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 - 30/6/2022) là dịp để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ôn lại lịch sử truyền thống và khắc ghi lời dạy của Bác khi Người về thăm Yên Bái (25/9/1958); tiếp tục giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân lòng tự hào và biết ơn sâu sắc trước công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang, chặng đường cách mạng vẻ vang 77 năm qua của Đảng bộ tỉnh là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được. Phát huy truyền thống yêu nước, vượt khó vươn lên của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức thi đua, học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh; phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc./.
Nguyễn Hiên
Các bài khác
- Nâng cao chất lượng công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân phản ánh đến Đảng, Nhà nước của MTTQ Việt Nam (30/06/2022)
- Yên Bái: Dự Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (30/06/2022)
- Yên Bái: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (29/06/2022)
- Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945-30/6/2022) Tỉnh ủy Yên Bái ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh tập III, giai đoạn 2001 - 2020 (28/06/2022)
- MTTQ Việt Nam phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trong thời kỳ mới (27/06/2022)
- Hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2022 (21/06/2022)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (20/06/2022)
- Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tại huyện Văn Chấn (17/06/2022)
- Huyện Yên Bình: Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (14/06/2022)
- MTTQ tỉnh: kiểm tra, nắm tình hình công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm 2022 tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã nghĩa Lộ (10/06/2022)
Xem thêm »