- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc (1952-2022), sáng 14/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952- Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu chào mừng của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tại Hội thảo!
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu chào mừng tại Hội thảo
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các tỉnh khu vực Tây Bắc,
Kính thưa các nhà khoa học, các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí!
Hôm nay, tỉnh Yên Bái rất vinh dự, tự hào được lựa chọn để phối hợp cùng với Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Tây Bắc (1952-2022).
Trước hết, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Tôi nhiệt liệt chào mừng, trân trọng cảm ơn và và xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học, quý vị đại biểu, khách quý về dự Hội thảo khoa học quan trọng và đầy ý nghĩa này. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Kính thưa các đồng chí!
Có thể nói, chiến thắng Tây Bắc 1952 là dấu mốc có ý nghĩa to lớn cả về quân sự và chính trị, khẳng định tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta; là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo, tiến tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Đã 70 năm trôi qua, chiến thắng Nghĩa Lộ - Tây Bắc vẫn luôn in đậm trong tâm trí của quân và dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là niềm tự hào và là nguồn động lực to lớn thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần, khí thế tiến công và chiến thắng của Chiến dịch Tây Bắc, ra sức thi đua cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.
Từ một tỉnh nghèo với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp, đến nay, Yên Bái đã xây dựng nền kinh tế vững chắc với tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm luôn ở mức khá so với các tỉnh trong vùng và so với mặt bằng chung cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, thiếu lương thực trầm trọng ở các huyện vùng cao, nay trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chuyên canh, tập trung quy mô lớn với hàng chục sản phẩm chủ lực, đặc sản, hàng trăm sản phẩm OCOP chất lượng cao; xây dựng nông thôn mới là điểm sáng của các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư đồng bộ; trên địa bàn tỉnh có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, cùng với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên kết vùng, liên vùng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Văn hóa - xã hội luôn được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Từ chỗ trên 90% dân số mù chữ, đến nay 100% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được nâng lên. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn, phát huy, trở thành động lực cho phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần, chỉ số hạnh phúc của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực; phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới mạnh mẽ; vai trò, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.
Kính thưa các đồng chí!
Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời. Trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay tỉnh có diện tích tự nhiên gần 6.887km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã), có 173 xã, phường, thị trấn; dân số trên 84 vạn người với trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống với nhiều nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ.
Người dân Yên Bái có truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước nồng nàn; anh hùng, bất khuất trong đấu tranh cách mạng; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, quân và dân tỉnh Yên Bái luôn đoàn kết, đồng lòng cùng với quân và dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trên khắp các địa phương của tỉnh vẫn còn những địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng, nơi lưu giữ những chứng tích oanh liệt về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét đẹp văn hóa, con người Yên Bái, cũng như những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Yên Bái.
Trong đó có thể kể đến như: địa danh Chiến khu Vần lịch sử - nơi có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị lực lượng giành chính quyền hai tỉnh Yên Bái -Phú Thọ; hay như đèo Lũng Lô, bến Âu Lâu lịch sử đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ đã trở thành tượng đài chiến thắng bất diệt; hồ và Thủy điện Thác bà - cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam với diện tích trên 23.000 ha và trên 1.300 đảo được ví như "vịnh Hạ Long trên núi"; Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là kết tinh của quá trình lao động sáng tạo, chinh phục thiên nhiên của đồng bào Mông hay nghệ thuật Xòe Thái mê đắm lòng người đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Tôi xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, khách quý sau Hội thảo hãy dành thời gian lưu lại để đi thăm, tìm hiểu và trải nghiệm về những địa danh gắn liền với Chiến thắng Tây bắc; về truyền thống, văn hóa, lịch sử, những nét đẹp của mảnh đất và con người Yên Bái - một Yên Bái anh hùng, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nay đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Kính thưa các đồng chí!
Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái hôm nay luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi mãi không quên công ơn các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã không tiếc xương máu, anh dũng chiến đấu, hy sinh góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Tây Bắc năm 1952 nói riêng và trong suốt sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Hội thảo là dịp để các thế hệ hôm nay càng hiểu rõ hơn về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Tây Bắc năm 1952; chúng ta càng tự hào về Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu; tự hào về lịch sử vẻ vang và những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã đạt được.
Đây cũng là dịp để củng cố, bồi đắp thêm về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; giáo dục truyền thống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Yên Bái; từ đó, càng thêm sắt son với Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh hạnh phúc.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo, động viên của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia nhiệt huyết, trách nhiệm của các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học trong và ngoài quân đội, cuộc Hội thảo hôm nay sẽ thành công tốt đẹp và có sức lan tỏa sâu rộng, theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
Trong quá trình phối hợp đăng cai tổ chức Hội thảo, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, song do điều kiện cơ sở vật chất của tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất tiện, chúng tôi rất mong các đồng chí thông cảm và chia sẻ với tỉnh.
.
Một lần nữa, kính chúc quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí sức khỏe và hạnh phúc; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc (1952-2022), sáng 14/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952- Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu chào mừng của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tại Hội thảo!Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các tỉnh khu vực Tây Bắc,
Kính thưa các nhà khoa học, các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí!
Hôm nay, tỉnh Yên Bái rất vinh dự, tự hào được lựa chọn để phối hợp cùng với Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Tây Bắc (1952-2022).
Trước hết, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Tôi nhiệt liệt chào mừng, trân trọng cảm ơn và và xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học, quý vị đại biểu, khách quý về dự Hội thảo khoa học quan trọng và đầy ý nghĩa này. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Kính thưa các đồng chí!
Có thể nói, chiến thắng Tây Bắc 1952 là dấu mốc có ý nghĩa to lớn cả về quân sự và chính trị, khẳng định tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta; là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo, tiến tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Đã 70 năm trôi qua, chiến thắng Nghĩa Lộ - Tây Bắc vẫn luôn in đậm trong tâm trí của quân và dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là niềm tự hào và là nguồn động lực to lớn thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần, khí thế tiến công và chiến thắng của Chiến dịch Tây Bắc, ra sức thi đua cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.
Từ một tỉnh nghèo với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp, đến nay, Yên Bái đã xây dựng nền kinh tế vững chắc với tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm luôn ở mức khá so với các tỉnh trong vùng và so với mặt bằng chung cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, thiếu lương thực trầm trọng ở các huyện vùng cao, nay trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chuyên canh, tập trung quy mô lớn với hàng chục sản phẩm chủ lực, đặc sản, hàng trăm sản phẩm OCOP chất lượng cao; xây dựng nông thôn mới là điểm sáng của các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư đồng bộ; trên địa bàn tỉnh có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, cùng với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên kết vùng, liên vùng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Văn hóa - xã hội luôn được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Từ chỗ trên 90% dân số mù chữ, đến nay 100% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được nâng lên. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn, phát huy, trở thành động lực cho phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần, chỉ số hạnh phúc của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực; phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới mạnh mẽ; vai trò, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.
Kính thưa các đồng chí!
Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời. Trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay tỉnh có diện tích tự nhiên gần 6.887km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã), có 173 xã, phường, thị trấn; dân số trên 84 vạn người với trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống với nhiều nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ.
Người dân Yên Bái có truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước nồng nàn; anh hùng, bất khuất trong đấu tranh cách mạng; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, quân và dân tỉnh Yên Bái luôn đoàn kết, đồng lòng cùng với quân và dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trên khắp các địa phương của tỉnh vẫn còn những địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng, nơi lưu giữ những chứng tích oanh liệt về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét đẹp văn hóa, con người Yên Bái, cũng như những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Yên Bái.
Trong đó có thể kể đến như: địa danh Chiến khu Vần lịch sử - nơi có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị lực lượng giành chính quyền hai tỉnh Yên Bái -Phú Thọ; hay như đèo Lũng Lô, bến Âu Lâu lịch sử đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ đã trở thành tượng đài chiến thắng bất diệt; hồ và Thủy điện Thác bà - cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam với diện tích trên 23.000 ha và trên 1.300 đảo được ví như "vịnh Hạ Long trên núi"; Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là kết tinh của quá trình lao động sáng tạo, chinh phục thiên nhiên của đồng bào Mông hay nghệ thuật Xòe Thái mê đắm lòng người đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Tôi xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, khách quý sau Hội thảo hãy dành thời gian lưu lại để đi thăm, tìm hiểu và trải nghiệm về những địa danh gắn liền với Chiến thắng Tây bắc; về truyền thống, văn hóa, lịch sử, những nét đẹp của mảnh đất và con người Yên Bái - một Yên Bái anh hùng, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nay đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Kính thưa các đồng chí!
Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái hôm nay luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi mãi không quên công ơn các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã không tiếc xương máu, anh dũng chiến đấu, hy sinh góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Tây Bắc năm 1952 nói riêng và trong suốt sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Hội thảo là dịp để các thế hệ hôm nay càng hiểu rõ hơn về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Tây Bắc năm 1952; chúng ta càng tự hào về Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu; tự hào về lịch sử vẻ vang và những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã đạt được.
Đây cũng là dịp để củng cố, bồi đắp thêm về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; giáo dục truyền thống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Yên Bái; từ đó, càng thêm sắt son với Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh hạnh phúc.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo, động viên của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia nhiệt huyết, trách nhiệm của các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học trong và ngoài quân đội, cuộc Hội thảo hôm nay sẽ thành công tốt đẹp và có sức lan tỏa sâu rộng, theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
Trong quá trình phối hợp đăng cai tổ chức Hội thảo, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, song do điều kiện cơ sở vật chất của tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất tiện, chúng tôi rất mong các đồng chí thông cảm và chia sẻ với tỉnh.
.
Một lần nữa, kính chúc quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí sức khỏe và hạnh phúc; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!