Mới đây, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã thành lập Đoàn giám sát việc “Công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng” tại một số dự án kinh tế, xã hội trên địa bàn 02 huyện Trạm Tấu và Văn Chấn.
Đoàn giám sát của Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái kiểm tra thực tế mô hình trồng cây ăn quả hộ ông Nguyễn Văn Định - Thôn Minh Thân, xã Đại Minh
Qua giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI được Ủy ban nhân dân, MTTQ các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai đến từng cán bộ, công chức và Nhân dân. Dân chủ ở cơ sở được thực hiện và phát huy có hiệu quả. Nhân dân được biết, được bàn và được giám sát; quyền, lợi ích của nhân dân được thực hiện đúng quy định, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Việc công khai, minh bạch kêu gọi thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; nghiêm thu, thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành (Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn). Trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại các dự án kinh tế, xã hội ở địa phương được nâng cao.
Tại huyện Trạm Tấu: Giai đoạn 2016-2018 Tổng số các công trình do Ủy ban nhân dân huyện thực hiện làm chủ đầu tư là 165 công trình với tổng mức vốn kế hoạch đã được bố trí là 241.334 triệu đồng, trong đó: Số công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách Trung ương: 77 công trình với mức vốn kế hoạch đã giao là 138.828 triệu đồng; Số công trình được đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ: 18 công trình với mức vốn kế hoạch đã giao là 24.674 triệu đồng và 80 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn NSĐP: với mức kế vốn kế hoạch đã giao là 91.384 triệu đồng. Đến nay có 130 công trình đã hoàn thành đưa vào hoạt động; 94 công trình hoàn thành đã được quyết toán; 35 công trình đang thực hiện. Năm 2017 và 09 tháng đầu năm 2018 huyện đã có 03 cuộc thanh tra do Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái; Thanh tra Bộ Tài chính; Thanh tra tỉnh Yên Bái. Qua thanh tra phát hiện sai phạm số tiền là 32.500.000 đồng (trong đó: 24.200.000 đồng của công trình thủy lợi Tàng Ghênh dưới thôn Sáng Pao xã Xà Hồ; 8.300.000 đồng của công trình sửa chữa thủy lợi Tà Chơ xã Làng Nhì)đã được thu hồi nộp ngân sách nhà nước; Phê duyệt dự toán không đúng Dự án đường xã Làng Nhì (lý trình Km3-Km7+974,25) và Dự án đường Tà Xi Láng (Lý trình: Km4+800-Km7+400), huyện Trạm Tấu; chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ Kho bạc nhà nước tỉnh phát sinh trong giai đoạn 2010 - 2012 đối với dự án nhà bán trú 05 phòng ở cho học sinh và các hạng mục phục trợ trường TH&THCS Làng Nhì, huyện Trạm Tấu với giá trị là 252 triệu đồng….
Tại huyện Văn Chấn: Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018 Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn làm chủ đầu tư triển khai thực hiện 142 công trình. Trong đó: Năm 2017 là 72 công trình; 9 tháng năm 2018 là 70 công trình. Từ nguồn ngân sách địa phương: 33 công trình với mức đầu tư là 130.312 triệu đồng, tổng vốn kế hoạch đã bố trí 122.662 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 118.515 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch vốn. Trong đó: Có 30 công trình đã hoàn thành bàn giao sử dụng; 03 công trình đang triển khai thi công theo kế hoạch.
Nguồn vốn ngân sách Trung ương (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG xây dựng nông thôn mới): 39 công trình, có tổng mức đầu tư là 93.268 triệu đồng, tổng kế hoạch vốn đã bố trí 85.024 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 84.091 triệu đồng, đạt 99% kế hoạch vốn. Trong đó: Có 34 công trình đã hoàn thành; 05 công trình đang triển khai thi công theo kế hoạch; không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ.
Trong 9 tháng năm 2018: Nguồn ngân sách địa phương: 42 công trình, có tổng mức đầu tư là 98.065 triệu đồng, tổng vốn kế hoạch đã bố trí 35.196 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 28.590 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch vốn. Các công trình khởi công mới trong năm 2018 hiện chưa có công trình hoàn thành bàn giao, không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ. Nguồn vốn ngân sách Trung ương (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG xây dựng nông thôn mới): 28 công trình, có tổng mức đầu tư là 33.762 triệu đồng, tổng kế hoạch vốn đã bố trí 30.615 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 17.260 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch vốn. Các công trình khởi công mới trong năm 2018 hiện chưa có công trình hoàn thành bàn giao, không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ.
Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Tổ chức quán triệt, thực hiện Quy chế, Quy định đến toàn thể các bộ, đảng viên và Nhân dân. Hàng năm, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch giám sát để tổ chức thực hiện.
Thông qua hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức tự quản của Nhân dân như: Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ hòa giải cơ sở... đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp phép xây dựng, kinh doanh, các khoản thu chi phí, lệ phí..., qua đó quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, Ban Thanh tra nhân dân của 31 xã, thị trấn đã tổ chức giám sát được 163 cuộc, kiến nghị các cơ quan cấp trên xử lý 61 vụ, số vụ việc được cơ quan có thẩm quyền giải quyết là 50 vụ việc; Ban giám sát đầu tư cộng đồng tổ chức giám sát được 118 cuộc, kiến nghị xử lý 40 cuộc, được cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết 35 vụ việc.
Trong 9 tháng đầu năm 2018 Thanh tra huyện đã tiến hành thanh tra về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và các khoản thu đóng góp của học sinh đối với 14 đơn vị trường học và thực hiện cuộc thanh tra theo đột xuất về việc thực hiện chế độ đối với học sinh bán trú tại 02 đơn vị trường học có học sinh Bán trú trên địa bàn huyện; thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại 05 đơn vị là Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (xã Tú Lệ, xã Nậm Búng, xã Cát Thịnh, TTNT Liên Sơn, TTNT Nghĩa Lộ).
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chưa phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân; Việc thực hiện quy chế dân chủ ở một số địa phương chưa thường xuyên, còn hình thức; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân còn hạn chế dẫn đến một số hộ dân còn thắc mắc, chưa nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời do ảnh hưởng bão lũ; Quá trình triển khai các công trình dự án cũng còn một số địa phương, một số dự án việc công khai chưa kịp thời; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án còn chưa nhận được sự đồng thuận của Nhân dân đặc biệt là về đơn giá bồi thường; Vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở một số đơn vị cấp xã hiệu quả chưa cao; Bảng niêm yết công khai công trình, dự án chưa đầy đủ thông tin hoặc không có Bảng niêm yết theo quy định tại công trình đang thi công….. Đồng thời Đoàn công tác cũng đề xuất các giải pháp về công tác Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh,nhằm thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo./.
Tin, ảnh: Đinh Quý- Mai Hiên
Mới đây, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã thành lập Đoàn giám sát việc “Công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng” tại một số dự án kinh tế, xã hội trên địa bàn 02 huyện Trạm Tấu và Văn Chấn.Qua giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI được Ủy ban nhân dân, MTTQ các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai đến từng cán bộ, công chức và Nhân dân. Dân chủ ở cơ sở được thực hiện và phát huy có hiệu quả. Nhân dân được biết, được bàn và được giám sát; quyền, lợi ích của nhân dân được thực hiện đúng quy định, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Việc công khai, minh bạch kêu gọi thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; nghiêm thu, thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành (Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn). Trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại các dự án kinh tế, xã hội ở địa phương được nâng cao.
Tại huyện Trạm Tấu: Giai đoạn 2016-2018 Tổng số các công trình do Ủy ban nhân dân huyện thực hiện làm chủ đầu tư là 165 công trình với tổng mức vốn kế hoạch đã được bố trí là 241.334 triệu đồng, trong đó: Số công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách Trung ương: 77 công trình với mức vốn kế hoạch đã giao là 138.828 triệu đồng; Số công trình được đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ: 18 công trình với mức vốn kế hoạch đã giao là 24.674 triệu đồng và 80 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn NSĐP: với mức kế vốn kế hoạch đã giao là 91.384 triệu đồng. Đến nay có 130 công trình đã hoàn thành đưa vào hoạt động; 94 công trình hoàn thành đã được quyết toán; 35 công trình đang thực hiện. Năm 2017 và 09 tháng đầu năm 2018 huyện đã có 03 cuộc thanh tra do Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái; Thanh tra Bộ Tài chính; Thanh tra tỉnh Yên Bái. Qua thanh tra phát hiện sai phạm số tiền là 32.500.000 đồng (trong đó: 24.200.000 đồng của công trình thủy lợi Tàng Ghênh dưới thôn Sáng Pao xã Xà Hồ; 8.300.000 đồng của công trình sửa chữa thủy lợi Tà Chơ xã Làng Nhì)đã được thu hồi nộp ngân sách nhà nước; Phê duyệt dự toán không đúng Dự án đường xã Làng Nhì (lý trình Km3-Km7+974,25) và Dự án đường Tà Xi Láng (Lý trình: Km4+800-Km7+400), huyện Trạm Tấu; chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ Kho bạc nhà nước tỉnh phát sinh trong giai đoạn 2010 - 2012 đối với dự án nhà bán trú 05 phòng ở cho học sinh và các hạng mục phục trợ trường TH&THCS Làng Nhì, huyện Trạm Tấu với giá trị là 252 triệu đồng….
Tại huyện Văn Chấn: Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018 Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn làm chủ đầu tư triển khai thực hiện 142 công trình. Trong đó: Năm 2017 là 72 công trình; 9 tháng năm 2018 là 70 công trình. Từ nguồn ngân sách địa phương: 33 công trình với mức đầu tư là 130.312 triệu đồng, tổng vốn kế hoạch đã bố trí 122.662 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 118.515 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch vốn. Trong đó: Có 30 công trình đã hoàn thành bàn giao sử dụng; 03 công trình đang triển khai thi công theo kế hoạch.
Nguồn vốn ngân sách Trung ương (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG xây dựng nông thôn mới): 39 công trình, có tổng mức đầu tư là 93.268 triệu đồng, tổng kế hoạch vốn đã bố trí 85.024 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 84.091 triệu đồng, đạt 99% kế hoạch vốn. Trong đó: Có 34 công trình đã hoàn thành; 05 công trình đang triển khai thi công theo kế hoạch; không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ.
Trong 9 tháng năm 2018: Nguồn ngân sách địa phương: 42 công trình, có tổng mức đầu tư là 98.065 triệu đồng, tổng vốn kế hoạch đã bố trí 35.196 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 28.590 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch vốn. Các công trình khởi công mới trong năm 2018 hiện chưa có công trình hoàn thành bàn giao, không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ. Nguồn vốn ngân sách Trung ương (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG xây dựng nông thôn mới): 28 công trình, có tổng mức đầu tư là 33.762 triệu đồng, tổng kế hoạch vốn đã bố trí 30.615 triệu đồng, lũy kế giá trị giải ngân 17.260 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch vốn. Các công trình khởi công mới trong năm 2018 hiện chưa có công trình hoàn thành bàn giao, không có công trình nào không thể hoàn thành theo tiến độ.
Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Tổ chức quán triệt, thực hiện Quy chế, Quy định đến toàn thể các bộ, đảng viên và Nhân dân. Hàng năm, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch giám sát để tổ chức thực hiện.
Thông qua hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức tự quản của Nhân dân như: Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ hòa giải cơ sở... đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp phép xây dựng, kinh doanh, các khoản thu chi phí, lệ phí..., qua đó quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, Ban Thanh tra nhân dân của 31 xã, thị trấn đã tổ chức giám sát được 163 cuộc, kiến nghị các cơ quan cấp trên xử lý 61 vụ, số vụ việc được cơ quan có thẩm quyền giải quyết là 50 vụ việc; Ban giám sát đầu tư cộng đồng tổ chức giám sát được 118 cuộc, kiến nghị xử lý 40 cuộc, được cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết 35 vụ việc.
Trong 9 tháng đầu năm 2018 Thanh tra huyện đã tiến hành thanh tra về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và các khoản thu đóng góp của học sinh đối với 14 đơn vị trường học và thực hiện cuộc thanh tra theo đột xuất về việc thực hiện chế độ đối với học sinh bán trú tại 02 đơn vị trường học có học sinh Bán trú trên địa bàn huyện; thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại 05 đơn vị là Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (xã Tú Lệ, xã Nậm Búng, xã Cát Thịnh, TTNT Liên Sơn, TTNT Nghĩa Lộ).
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chưa phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân; Việc thực hiện quy chế dân chủ ở một số địa phương chưa thường xuyên, còn hình thức; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân còn hạn chế dẫn đến một số hộ dân còn thắc mắc, chưa nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời do ảnh hưởng bão lũ; Quá trình triển khai các công trình dự án cũng còn một số địa phương, một số dự án việc công khai chưa kịp thời; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án còn chưa nhận được sự đồng thuận của Nhân dân đặc biệt là về đơn giá bồi thường; Vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở một số đơn vị cấp xã hiệu quả chưa cao; Bảng niêm yết công khai công trình, dự án chưa đầy đủ thông tin hoặc không có Bảng niêm yết theo quy định tại công trình đang thi công….. Đồng thời Đoàn công tác cũng đề xuất các giải pháp về công tác Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh,nhằm thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo./.