Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình về công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh ở địa phương, thời gian qua, các mô hình tổ tự quản ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân; giúp các sở, ngành, mặt trận tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt mô hình điểm “Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường” tại thôn Lương Thịnh
Tới thăm xã Đại Phác (huyện Văn Yên) - nơi có diện tích đất nông nghiệp trên 300 ha, trong đó diện tích lúa nước gần 130 ha, diện tích soi bãi, hoa màu gần 140 ha. Trước đây, chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng không có chỗ chứa, nông dân trong xã chủ yếu vứt tự do ngoài cánh đồng, trên đường đi làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, từ khi xã thành lập được mô hình tự quản thu gom bao bì thuốc BVTV thì tình trạng này đã không còn. Các hộ dân đã tự giác vận động nhau bỏ vỏ bao bì thuốc vào các bể chứa đúng nơi quy định, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Là mô hình tự quản trong lĩnh vực an toàn giao thông, mô hình “Bến đò ngang tự quản” do UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên thành lập từ năm 2011 đến nay vẫn đang tiếp tục phát huy hiệu. Bến đò ngang Y Can nối trung tâm huyện là thị trấn Cổ Phúc sang xã Y can và đi các xã: Quy Mông, Kiên Thành, Minh Tiến... Là bến có mật độ người qua lại lớn nhất trên địa bàn tỉnh với bình quân 30 phút/chuyến. Bến đò hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối với khoảng 400 lượt người/ngày. Do lượng khách qua lại đông nên việc đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho người tham gia giao thông là mong muốn lớn nhất của các thành viên tham gia mô hình tự quản. Do đó, cùng với việc thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm luật giao thông đường thủy; tổ chức ký cam kết với tổ đò không vi phạm ATGT; yêu cầu các chủ đò đảm bảo phương tiện, giấy phép, đảm bảo đường lên xuống bến, nhà chờ, đèn chiếu sáng, biển báo hiệu, hai đầu bến bờ cắm nội quy, quy định và niêm yết giá đò trên bến và dưới thuyền, tổ tự quản còn thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở chủ đò và hành khách chấp hành luật ATGT như chở đúng số người quy định, đảm bảo chạy 2 thuyền liên tục vào những lúc cao điểm, mặc áo phao khi qua đò...
Chúng tôi có mặt ở thôn Chợ Chùa 1, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đúng lúc bà con đang kéo đường điện an ninh cho kịp thời gian ra mắt Tổ hợp tác Bảo vệ môi trường gắn với đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương trong tháng 5 này.
Ông Đặng Văn Cương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã phấn khởi chỉ tay về phía hàng bóng đèn thắp sáng gần 1 km cho biết "Thôn Chợ Chùa 1 là cơ sở được xã Chấn Thịnh chọn làm mô hình điểm thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy. Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của Ủy ban MTTQ tỉnh về việc thành lập mô hình tổ tự quản, bà con đều hết sức ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Đường điện thắp sáng đảm bảo an ninh còn là việc làm thiết thực giúp Chấn Thịnh sớm hoàn thành các tiêu chí, cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2019”.
Đến nay, thôn Chợ Chùa 1 đã bê tông hóa xong toàn bộ tuyến đường liên thôn và hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa. Việc ra mắt Tổ hợp tác Bảo vệ môi trường gắn với đảm bảo an ninh trật tự tại thôn Chợ Chùa 1 sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc chung tay XDNTM. Theo đó, bà con trong thôn cùng tham gia ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường do tổ hợp tác đề ra.
Tại Tổ dân phố số 2, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện xây dựng 7 mô hình tự quản về an ninh trật tự của địa phương. Tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phường Tân An đã và đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị cho buổi ra mắt mô hình.
Việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại Tổ dân phố số 2 lâu nay đã đi vào nền nếp, hiệu quả. Trên địa bàn không có hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che cơi nới gây mất mỹ quan đô thị…
Với mục tiêu, năm 2019, mỗi xã, phường, thị trấn chỉ đạo xây dựng và thành lập tối thiểu 2 tổ tự quản/1 thôn, tổ dân phố ở vùng thấp, 50% thôn, bản ở vùng cao; mỗi mô hình có từ 20 hộ trở lên tham gia ở vùng thấp và 15 hộ tham gia trở lên ở vùng cao. Hoạt động của tổ tự quản bao gồm nhiều nội dung như: tự quản về nhân khẩu, hộ khẩu; tự quản về tài sản; tự quản về trật tự trị an; tự quản về văn hóa; tự quản về vệ sinh môi trường; tự quản về an toàn giao thông; trật tự an toàn xã hội... Theo đó, Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn đã triển khai nhanh, kịp thời công tác tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình tổ tự quản thôn, bản, tổ dân phố do đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban; khảo sát chọn lựa địa bàn xây dựng mô hình tổ tự quản và có phương án xây dựng mô hình phù hợp; lập kế hoạch xây dựng mô hình, xác định các tiêu chí cần đạt được của mô hình, trong đó tập trung vào những vấn đề cấp thiết cần giải quyết trước mắt và lâu dài để xác định thời gian, lộ trình thực hiện hợp lý. Ban Công tác Mặt trận phối hợp với tổ nhân dân tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia mô hình, giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình khu dân cư tự quản,- Tổ chức ký cam kết thực hiện.- Tổ chức và xây dựng các nội dung, phương pháp hoạt động của các tổ tự quản để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những nội dung đã cam kết. Đến nay, đã có trên 200 tổ tự quản được thành lập và gần 20 tổ hợp tác xã được thành lập và ra mắt./.
Bài, ảnh: Mai Hiên
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình về công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh ở địa phương, thời gian qua, các mô hình tổ tự quản ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân; giúp các sở, ngành, mặt trận tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.Tới thăm xã Đại Phác (huyện Văn Yên) - nơi có diện tích đất nông nghiệp trên 300 ha, trong đó diện tích lúa nước gần 130 ha, diện tích soi bãi, hoa màu gần 140 ha. Trước đây, chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng không có chỗ chứa, nông dân trong xã chủ yếu vứt tự do ngoài cánh đồng, trên đường đi làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, từ khi xã thành lập được mô hình tự quản thu gom bao bì thuốc BVTV thì tình trạng này đã không còn. Các hộ dân đã tự giác vận động nhau bỏ vỏ bao bì thuốc vào các bể chứa đúng nơi quy định, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Là mô hình tự quản trong lĩnh vực an toàn giao thông, mô hình “Bến đò ngang tự quản” do UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên thành lập từ năm 2011 đến nay vẫn đang tiếp tục phát huy hiệu. Bến đò ngang Y Can nối trung tâm huyện là thị trấn Cổ Phúc sang xã Y can và đi các xã: Quy Mông, Kiên Thành, Minh Tiến... Là bến có mật độ người qua lại lớn nhất trên địa bàn tỉnh với bình quân 30 phút/chuyến. Bến đò hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối với khoảng 400 lượt người/ngày. Do lượng khách qua lại đông nên việc đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho người tham gia giao thông là mong muốn lớn nhất của các thành viên tham gia mô hình tự quản. Do đó, cùng với việc thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm luật giao thông đường thủy; tổ chức ký cam kết với tổ đò không vi phạm ATGT; yêu cầu các chủ đò đảm bảo phương tiện, giấy phép, đảm bảo đường lên xuống bến, nhà chờ, đèn chiếu sáng, biển báo hiệu, hai đầu bến bờ cắm nội quy, quy định và niêm yết giá đò trên bến và dưới thuyền, tổ tự quản còn thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở chủ đò và hành khách chấp hành luật ATGT như chở đúng số người quy định, đảm bảo chạy 2 thuyền liên tục vào những lúc cao điểm, mặc áo phao khi qua đò...
Chúng tôi có mặt ở thôn Chợ Chùa 1, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đúng lúc bà con đang kéo đường điện an ninh cho kịp thời gian ra mắt Tổ hợp tác Bảo vệ môi trường gắn với đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương trong tháng 5 này.
Ông Đặng Văn Cương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã phấn khởi chỉ tay về phía hàng bóng đèn thắp sáng gần 1 km cho biết "Thôn Chợ Chùa 1 là cơ sở được xã Chấn Thịnh chọn làm mô hình điểm thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy. Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của Ủy ban MTTQ tỉnh về việc thành lập mô hình tổ tự quản, bà con đều hết sức ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Đường điện thắp sáng đảm bảo an ninh còn là việc làm thiết thực giúp Chấn Thịnh sớm hoàn thành các tiêu chí, cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2019”.
Đến nay, thôn Chợ Chùa 1 đã bê tông hóa xong toàn bộ tuyến đường liên thôn và hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa. Việc ra mắt Tổ hợp tác Bảo vệ môi trường gắn với đảm bảo an ninh trật tự tại thôn Chợ Chùa 1 sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc chung tay XDNTM. Theo đó, bà con trong thôn cùng tham gia ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường do tổ hợp tác đề ra.
Tại Tổ dân phố số 2, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện xây dựng 7 mô hình tự quản về an ninh trật tự của địa phương. Tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phường Tân An đã và đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị cho buổi ra mắt mô hình.
Việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại Tổ dân phố số 2 lâu nay đã đi vào nền nếp, hiệu quả. Trên địa bàn không có hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che cơi nới gây mất mỹ quan đô thị…
Với mục tiêu, năm 2019, mỗi xã, phường, thị trấn chỉ đạo xây dựng và thành lập tối thiểu 2 tổ tự quản/1 thôn, tổ dân phố ở vùng thấp, 50% thôn, bản ở vùng cao; mỗi mô hình có từ 20 hộ trở lên tham gia ở vùng thấp và 15 hộ tham gia trở lên ở vùng cao. Hoạt động của tổ tự quản bao gồm nhiều nội dung như: tự quản về nhân khẩu, hộ khẩu; tự quản về tài sản; tự quản về trật tự trị an; tự quản về văn hóa; tự quản về vệ sinh môi trường; tự quản về an toàn giao thông; trật tự an toàn xã hội... Theo đó, Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn đã triển khai nhanh, kịp thời công tác tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình tổ tự quản thôn, bản, tổ dân phố do đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban; khảo sát chọn lựa địa bàn xây dựng mô hình tổ tự quản và có phương án xây dựng mô hình phù hợp; lập kế hoạch xây dựng mô hình, xác định các tiêu chí cần đạt được của mô hình, trong đó tập trung vào những vấn đề cấp thiết cần giải quyết trước mắt và lâu dài để xác định thời gian, lộ trình thực hiện hợp lý. Ban Công tác Mặt trận phối hợp với tổ nhân dân tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia mô hình, giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình khu dân cư tự quản,- Tổ chức ký cam kết thực hiện.- Tổ chức và xây dựng các nội dung, phương pháp hoạt động của các tổ tự quản để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những nội dung đã cam kết. Đến nay, đã có trên 200 tổ tự quản được thành lập và gần 20 tổ hợp tác xã được thành lập và ra mắt./.