Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thực hiện Chỉ thị 32/CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Với chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Yên Bái đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Từ năm 2015 đến nay, MTTQ các cấp thường xuyên thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với công tác hoà giải ở cơ sở, gắn với 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm; phong trào toàn dân phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác cảm hoá giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; phối hợp với ngành Tư pháp và các tổ chức đoàn thể tổ chức 5.169 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 551.830 lượt người tham dự; phối hợp với hội Luật gia tư vấn pháp luật cho trên 1800 người; phối hợp hoà giải thành công trên 5.600 vụ mâu thuẫn, góp phần giải quyết mâu thuẫn ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa dân cư; tổ chức cho 129.842 hộ gia đình ký cam kết thực hiện an ninh trật tự, gia đình không có người vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội, đồng thời vận động nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an và chính quyền được 22.653 nguồn tin tố giác tội phạm cảm hoá giáo dục 5.545 người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái triển khai phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến - chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022”; Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo trong đồng bào công giáo giai đoạn 2017-2022”; Phối hợp với các Hội đồng giáo xứ duy trì tốt 02 mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Văn Yên và thành phố Yên Bái. Phối hợp với Sở Công thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia 07 hội chợ trong nước; tổ chức 15 Hội chợ trong tỉnh; 03 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; giới thiệu các mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả để nhân rộng. MTTQ tỉnh đã biên soạn và cấp phát trên 33.000 tờ rơi tuyên truyền vận động đồng bào không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh; phát miễn phí 11.000 cuốn tài liệu pháp luật, 50.000 tờ rơi, tờ gấp các loại; phối hợp tổ chức 61 lớp tập huấn tuyên truyền kiến thức phòng chống ma tuý, mại dâm, Dân số KHHGĐ và các tệ nạn xã hội cho 4.432 lượt cán bộ, hội viên. Phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, Hội thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Hội thi hoà giải viên giỏi được tổ chức từ cơ sở đến cấp tỉnh, đồng thời thường xuyên củng cố duy trì hoạt động các câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt ở các địa phương để vận động nhân dân chấp hành pháp luật, đến nay trên địa bàn tỉnh thường xuyên duy trì hoạt động của trên 400 mô hình các loại, như: mô hình điểm vận động nhân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, phong trào bảo vệ án ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ môi trường tại xã Khao Mang, xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải; xã Đông Cuông, xã Mậu Đông, xã An Thịnh huyện Văn Yên; xã Kiên Thành huyện Trấn Yên; phường Nam Cường, Khu dân cư Nguyễn Đức Cảnh, khu dân cư phố Hào gia phường Đồng Tâm, Khu phố Yên Minh 7, 8 phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái; xã Mai Sơn huyện Lục Yên….
MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nhất là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát hoạt động thi hành pháp luật. Hoạt động giám sát nhân dân được thực hiện chủ yếu thông qua công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, như: giám sát việc xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn có sự đóng góp của nhân dân… Từ năm 2015 đến nay, Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đã tiến hành giám sát trên 7.200 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã, phường, thị trấn đã tiến hành giám sát trên 4.720 công trình, dự án được đầu tư tại địa phương. Thông qua hoạt động giám sát đã kiến nghị thu hồi trên 55.000m2 đất, thu về cho nhà nước nhiều tỷ đồng, kiến nghị chính quyền xử lý các cán bộ sai phạm, qua đó giúp cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở và các cơ quan quan lý nhà nước kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, sửa sai hàng nghìn vụ việc, góp phần làm giảm bớt một cách đáng kể những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện tiêu cực, lãng phí trên tất cả các lĩnh vực ngay từ cơ sở.
Để đẩy mạnh lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước MTTQ các cấp tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân để nhân dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình khắc phục tình trạng bị lợi dụng, bị kích động, lôi kéo; tổ chức thật tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp phong tục tập quán địa phương; Thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế hợp lý, động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Quan tâm xây dựng, củng cố, lựa chọn những người có uy tín, tiêu biểu tham gia các tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố để kịp thời hòa giải những vụ việc mâu thuẫn phát sinh ngay tại địa bàn dân cư, khắc phục tình trạng gửi đơn thư kiến nghị đến cơ quan hành chính nhà nước.Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận các cấp phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, nhất là ở địa bàn dân cư; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các chương trình, các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh. Đồng thời, MTTQ các cấp tiếp tục chủ động tích cực tham gia các hoạt động tiếp dân của chính quyền, đối thoại với nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân để kiến nghị với cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết tạo sự đồng thuận của người dân trong chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát động phong trào thi đua và các cuộc vận động; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, các tổ tự quản: Tự quản về nhân khẩu hộ khẩu; Tự quản về tài sản; Tự quản về trật tự trị an; Tự quản về văn hóa; Tự quản về vệ sinh môi trường; Tự quản về an toàn giao thông; Tự quản về trật tự công cộng… Tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên”./.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Thực hiện Chỉ thị 32/CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Với chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Yên Bái đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Từ năm 2015 đến nay, MTTQ các cấp thường xuyên thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với công tác hoà giải ở cơ sở, gắn với 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm; phong trào toàn dân phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác cảm hoá giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; phối hợp với ngành Tư pháp và các tổ chức đoàn thể tổ chức 5.169 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 551.830 lượt người tham dự; phối hợp với hội Luật gia tư vấn pháp luật cho trên 1800 người; phối hợp hoà giải thành công trên 5.600 vụ mâu thuẫn, góp phần giải quyết mâu thuẫn ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa dân cư; tổ chức cho 129.842 hộ gia đình ký cam kết thực hiện an ninh trật tự, gia đình không có người vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội, đồng thời vận động nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an và chính quyền được 22.653 nguồn tin tố giác tội phạm cảm hoá giáo dục 5.545 người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái triển khai phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến - chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022”; Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo trong đồng bào công giáo giai đoạn 2017-2022”; Phối hợp với các Hội đồng giáo xứ duy trì tốt 02 mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Văn Yên và thành phố Yên Bái. Phối hợp với Sở Công thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia 07 hội chợ trong nước; tổ chức 15 Hội chợ trong tỉnh; 03 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; giới thiệu các mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả để nhân rộng. MTTQ tỉnh đã biên soạn và cấp phát trên 33.000 tờ rơi tuyên truyền vận động đồng bào không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh; phát miễn phí 11.000 cuốn tài liệu pháp luật, 50.000 tờ rơi, tờ gấp các loại; phối hợp tổ chức 61 lớp tập huấn tuyên truyền kiến thức phòng chống ma tuý, mại dâm, Dân số KHHGĐ và các tệ nạn xã hội cho 4.432 lượt cán bộ, hội viên. Phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, Hội thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Hội thi hoà giải viên giỏi được tổ chức từ cơ sở đến cấp tỉnh, đồng thời thường xuyên củng cố duy trì hoạt động các câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt ở các địa phương để vận động nhân dân chấp hành pháp luật, đến nay trên địa bàn tỉnh thường xuyên duy trì hoạt động của trên 400 mô hình các loại, như: mô hình điểm vận động nhân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, phong trào bảo vệ án ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ môi trường tại xã Khao Mang, xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải; xã Đông Cuông, xã Mậu Đông, xã An Thịnh huyện Văn Yên; xã Kiên Thành huyện Trấn Yên; phường Nam Cường, Khu dân cư Nguyễn Đức Cảnh, khu dân cư phố Hào gia phường Đồng Tâm, Khu phố Yên Minh 7, 8 phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái; xã Mai Sơn huyện Lục Yên….
MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nhất là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát hoạt động thi hành pháp luật. Hoạt động giám sát nhân dân được thực hiện chủ yếu thông qua công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, như: giám sát việc xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn có sự đóng góp của nhân dân… Từ năm 2015 đến nay, Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đã tiến hành giám sát trên 7.200 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã, phường, thị trấn đã tiến hành giám sát trên 4.720 công trình, dự án được đầu tư tại địa phương. Thông qua hoạt động giám sát đã kiến nghị thu hồi trên 55.000m2 đất, thu về cho nhà nước nhiều tỷ đồng, kiến nghị chính quyền xử lý các cán bộ sai phạm, qua đó giúp cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở và các cơ quan quan lý nhà nước kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, sửa sai hàng nghìn vụ việc, góp phần làm giảm bớt một cách đáng kể những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện tiêu cực, lãng phí trên tất cả các lĩnh vực ngay từ cơ sở.
Để đẩy mạnh lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước MTTQ các cấp tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân để nhân dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình khắc phục tình trạng bị lợi dụng, bị kích động, lôi kéo; tổ chức thật tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp phong tục tập quán địa phương; Thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế hợp lý, động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Quan tâm xây dựng, củng cố, lựa chọn những người có uy tín, tiêu biểu tham gia các tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố để kịp thời hòa giải những vụ việc mâu thuẫn phát sinh ngay tại địa bàn dân cư, khắc phục tình trạng gửi đơn thư kiến nghị đến cơ quan hành chính nhà nước.Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận các cấp phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, nhất là ở địa bàn dân cư; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các chương trình, các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh. Đồng thời, MTTQ các cấp tiếp tục chủ động tích cực tham gia các hoạt động tiếp dân của chính quyền, đối thoại với nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân để kiến nghị với cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết tạo sự đồng thuận của người dân trong chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát động phong trào thi đua và các cuộc vận động; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, các tổ tự quản: Tự quản về nhân khẩu hộ khẩu; Tự quản về tài sản; Tự quản về trật tự trị an; Tự quản về văn hóa; Tự quản về vệ sinh môi trường; Tự quản về an toàn giao thông; Tự quản về trật tự công cộng… Tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên”./.