Phản biện xã hội là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã được quy định trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và các văn bản pháp luật của Nhà nước; đồng thời được cụ thể hóa bằng Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phản biện xã hội chính là nhằm xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi vấn đề ở nhiều khía cạnh, có tác dụng làm cho vấn đề đưa ra phản biện hoàn thiện hơn, thông qua việc phản biện chỉ ra những thiếu sót hạn chế của nó đồng thời đề ra hướng khắc phục. Thực tiễn cho thấy, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã đưa ra các lập luận, chứng cứ, đánh giá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đề án liên quan đến đời sống dân sinh, những quyết sách lớn của đất nước, của địa phương.., qua đó đã chỉ ra được những cái hợp lý, những cái bất hợp lý; đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh một chính sách, chủ trương theo hướng “phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân”.
Lãnh đạo MTTQ tỉnh giám sát công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn vệ dinh thực phẩm tại huyện Lục Yên
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tập trung giám sát các lĩnh vực mà nhân dân và xã hội quan tâm, phù hợp tình hình với thực tiễn của địa phương. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 3 năm, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp, tham gia với các ngành thực hiện 246 đợt giám sát; MTTQ các cấp đã tổ chức 1.258 đoàn giám sát (cấp tỉnh 32 đoàn, cấp huyện 139 đoàn, cấp xã 1.187 đoàn). Hầu hết nội dung giám sát đều gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương và liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân như: việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; việc rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và quy trình bình xét hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh; việc triển khai thực hiện Quy định số 124 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm... Sau giám sát, đã có 4.986 ý kiến, kiến nghị của các đoàn giám sát được tiếp thu giải quyết. Phát huy vai trò tại cơ sở, 3 năm qua, Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đã thực hiện giám sát 1.813 cuộc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 2.493 cuộc. Qua đó, đã phát hiện, kiến nghị và phản ánh kịp thời các vụ, việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Các cơ quan có thẩm quyền đã thông báo kết quả giải quyết và xử lý, thu hồi tiền, hiện vật trị giá trên 35 triệu đồng. Qua hoạt động giám sát, MTTQ và các tổ chức thành viên đã có những kiến nghị với Trung ương và tỉnh về những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách. Đồng thời, giúp chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động quản lý điều hành, để từ đó có các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và cơ sở.
Thực hiện công tác phản biện xã hội, MTTQ các cấp đã tổ chức 20 hội nghị phản biện và phản biện bằng hình thức gửi văn bản đối với 65 văn bản. Nội dung phản biện là các nghị quyết, quy định, quyết định đang được triển khai trên địa bàn tỉnh như: dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước theo Thông tư 37 ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế; Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái; Đề án thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện; Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái
Qua tổ chức các hội nghị phản biện đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ”.... Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động và phát huy vai trò của các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận, thành viên Hội đồng tư vấn, các cá nhân tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo đối với công tác phản biện xã hội. Hình thức phản biện xã hội là tổ chức hội nghị phản biện và gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện. Nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, MTTQ các cấp sẽ tiếp tục chú trọng lựa chọn các nội dung giám sát, phản biện liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tiếp tục thực hiện giám sát đối với cá nhân, người đứng đầu theo Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thường xuyên theo dõi kết quả giải trình của các cơ quan chức năng để thông báo cho cử tri và nhân dân và tổ chức giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp HĐND các cấp./.
KIM TUYẾN- MAI HIÊN
Phản biện xã hội là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã được quy định trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và các văn bản pháp luật của Nhà nước; đồng thời được cụ thể hóa bằng Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phản biện xã hội chính là nhằm xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi vấn đề ở nhiều khía cạnh, có tác dụng làm cho vấn đề đưa ra phản biện hoàn thiện hơn, thông qua việc phản biện chỉ ra những thiếu sót hạn chế của nó đồng thời đề ra hướng khắc phục. Thực tiễn cho thấy, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã đưa ra các lập luận, chứng cứ, đánh giá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đề án liên quan đến đời sống dân sinh, những quyết sách lớn của đất nước, của địa phương.., qua đó đã chỉ ra được những cái hợp lý, những cái bất hợp lý; đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh một chính sách, chủ trương theo hướng “phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân”.Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tập trung giám sát các lĩnh vực mà nhân dân và xã hội quan tâm, phù hợp tình hình với thực tiễn của địa phương. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 3 năm, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp, tham gia với các ngành thực hiện 246 đợt giám sát; MTTQ các cấp đã tổ chức 1.258 đoàn giám sát (cấp tỉnh 32 đoàn, cấp huyện 139 đoàn, cấp xã 1.187 đoàn). Hầu hết nội dung giám sát đều gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương và liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân như: việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; việc rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và quy trình bình xét hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh; việc triển khai thực hiện Quy định số 124 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm... Sau giám sát, đã có 4.986 ý kiến, kiến nghị của các đoàn giám sát được tiếp thu giải quyết. Phát huy vai trò tại cơ sở, 3 năm qua, Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đã thực hiện giám sát 1.813 cuộc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 2.493 cuộc. Qua đó, đã phát hiện, kiến nghị và phản ánh kịp thời các vụ, việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Các cơ quan có thẩm quyền đã thông báo kết quả giải quyết và xử lý, thu hồi tiền, hiện vật trị giá trên 35 triệu đồng. Qua hoạt động giám sát, MTTQ và các tổ chức thành viên đã có những kiến nghị với Trung ương và tỉnh về những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách. Đồng thời, giúp chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động quản lý điều hành, để từ đó có các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và cơ sở.
Thực hiện công tác phản biện xã hội, MTTQ các cấp đã tổ chức 20 hội nghị phản biện và phản biện bằng hình thức gửi văn bản đối với 65 văn bản. Nội dung phản biện là các nghị quyết, quy định, quyết định đang được triển khai trên địa bàn tỉnh như: dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước theo Thông tư 37 ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế; Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái; Đề án thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện; Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái
Qua tổ chức các hội nghị phản biện đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ”.... Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động và phát huy vai trò của các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận, thành viên Hội đồng tư vấn, các cá nhân tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo đối với công tác phản biện xã hội. Hình thức phản biện xã hội là tổ chức hội nghị phản biện và gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện. Nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, MTTQ các cấp sẽ tiếp tục chú trọng lựa chọn các nội dung giám sát, phản biện liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tiếp tục thực hiện giám sát đối với cá nhân, người đứng đầu theo Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thường xuyên theo dõi kết quả giải trình của các cơ quan chức năng để thông báo cho cử tri và nhân dân và tổ chức giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp HĐND các cấp./.
Các bài khác
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Lục Yên (28/06/2022)
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MTTQ VIỆT NAM BẢO VỆ, THAM GIA BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN (05/05/2022)
- MTTQ tỉnh: Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội (04/05/2022)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (13/04/2022)
- Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái tiếp xúc cử tri tại huyện Lục Yên (25/11/2021)
- Mặt trận với việc tham gia gia xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (04/11/2021)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (02/11/2021)
- Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2021 tại huyện Yên Bình. (27/10/2021)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV (27/10/2021)
- Đoàn công tác Ủy ban MTTQ giám sát việc triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tại Huyện Mù Cang Chải (08/09/2021)
Xem thêm »