Tin Hoạt động >> Văn hóa - Xã hội

Phát huy vai trò của MTTQ các cấp trong thực hiện KL 61

12/02/2020 02:42:09 Xem cỡ chữ Google
Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020", MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy tích cực vai trò, chức năng của mình trong việc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp.

Mô hình trồng rau mầu của Hội phụ nữ xã Y Can huyện Trấn Yên

Ủy ban MTTQ Việt Nam  các cấp tỉnh xây dựng và duy trì 92 mô hình về phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo bền vững; 204 mô hình điểm trong tham gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Phối hợp vận động, thành lập được 49/20 tổ hợp tác xã. Giúp đỡ 78 hộ thoát nghèo tại xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, Ban Thường trực MTTQ tỉnh đã xây dựng mới 02 mô hình tham gia xây dựng khu dân cư thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; thôn Viềng Công, Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn; 8 mô hình thuộc 4 xã của thành phố Yên Bái, huyện Văn Chấn. Tổ chức ra mắt mô hình khu dân cư đăng ký đạt chuẩn đô thị văn minh tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ.

MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hiến đất, góp tiền, góp công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, chỉnh trang khu dân cư, tự chỉnh trang nhà cửa. Vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Thông qua cuộc vận động, đã động viên nhân dân hăng hái tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, nhân dân còn giúp nhau vốn, vật tư, cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất và ngày công lao động để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đời sống từng bước được cải thiện, số hộ nghèo giảm bình quân trên 4% năm. Tiêu biểu là mô hình “nuôi bò giống” tại xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn của MTTQ huyện Văn Chấn; mô hình hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững  bằng hình thức nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà của MTTQ huyện Yên Bình; Cùng với đó, MTTQ các xã, phường, thị trấn, Ban công tác Mặt trận thôn, bản vận động nhân dân hiến hàng nghìn m đất, ngày công lao động và đóng góp bằng tiền sửa chữa, làm mới đường bê tông liên thôn, bản, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến được với những người có nhu cầu, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái phối hợp với các tổ chức thành viên như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn thanh niên, các trường, Trung tâm dạy nghề  tuyên truyền, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm với lao động nông thôn. Theo đó các Trường và Trung tâm dạy nghề đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị đào tạo nghề. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt, lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí đào tạo và được hỗ trợ thêm một phần tiền ăn, đi lại khi tham gia lớp học.

Từ những nỗ lực của MTTQ các cấp, các ngành, các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm. Trong năm 2019, MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng tỉnh phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho 31 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ba tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận đào tạo đạt 29,4%; chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% số lao động tham gia hoạt động kinh tế.

 Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã huy động được sự tham gia của các cấp ủy đảng, MTTQ, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã trong việc tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, chấn chỉnh những đơn vị yếu kém từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề.

Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, đã hình thành được các mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (thành phố Yên Bái); Trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, may công nghiệp (huyện Trấn Yên); Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên); xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên); chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), kỹ thuật nuôi ong mật tại tại xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng Homestay (thị xã Nghĩa Lộ)...

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho nông dân là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò của MTTQ trong thực hiệnKết luận 61-KL/TW.  Thời gian tới, MTTQ các cấp tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về nội dung Kết luận số 61-KL/TW, nhất là ở vùng khó khăn./.

 

 

Đình Quý - Mai Hiên

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h