Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” giai đoạn 2017-2021, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động triển khai thực hiện.
Nhân dân xã Tân Lập, huyện Lục Yên góp sức mở đường giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng ban hành và triển khai các nghị quyết, chương trình, đề án của Tỉnh ủy về lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng NTM. Hàng năm, cấp ủy các cấp đã đưa việc thực hiện Chỉ thị 17 vào chương trình kiểm tra, giám sát để kịp thời đánh giá, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình địa phương. Trên cơ sở Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội như: Nghị quyết về “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết phát triển giao thông nông thôn; nghị quyết về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020... Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện cuộc vận động gắn với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88 ngày 7/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh;; phát động phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”; triển khai phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với đó, đã ban hành các đề án, kế hoạch liên quan đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM như: Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018- 2020; Đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019-2025; Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2020. UBND tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh; chỉ đạo việc lập quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, tham mưu thực hiện Chỉ thị số 17. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền triển khai các nội dung của Chỉ thị đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nhằm cụ thể hóa các nội dung của cuộc vận động, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hiệp thương với 9 tổ chức thành viên cấp tỉnh; 5 tổ chức chính trị - xã hội tỉnh ký ban hành Chương trình phối hợp về phân công giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng NTM, đô thị văn minh; phối hợp với UBND tỉnh và một số sở, ngành triển khai thực hiện, ký kết các văn bản phối hợp trong một số lĩnh vực như: tài nguyên - môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa... Cùng với đó, Ủy ban MTTQ các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; giữ vững an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Cuộc vận động đi vào chiều sâu
Nhờ có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến nay, các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” đã ngày càng đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong 5 năm, từ năm 2016 - 2020, toàn tỉnh đã huy động trên 24.600 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 32%. Toàn tỉnh đã xây dựng được trên 100 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn; thực hiện kiên cố hóa và mở mới trên 1.000 km đường giao thông nông thôn. Nhân dân các địa phương trong tỉnh đã hiến gần 100 ha đất; phá bỏ hàng chục nghìn cây cối, hoa màu và nhiều công trình, vật kiến trúc; đóng góp trên 700.000 ngày công lao động để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, công trình thủy lợi... Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã chủ động tham gia vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình kinnh tế trang trại, gia trại đạt hiệu quả. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã hình thành được vùng các sản xuất tập trung chuyên canh như: vùng quế gần 78.000 ha, vùng măng tre Bát độ trên 6.600 ha, vùng Sơn tra gần 10.000 ha, vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, vùng cây ăn quả gần 10.000 ha, vùng chè 8.000 ha... Tỉnh xây dựng được 83 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 75 sản phẩm đạt 3 sao, 8 sản phẩm đạt 4 sao. Để góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã giúp đỡ 15.000 hộ nghèo phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm là các hoạt động: hỗ trợ cây giống, con giống; tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ tiếp cận vay vốn thông qua hoạt động ủy thác của các đoàn thể. Toàn tỉnh đã vận động, tiếp nhận, phân bổ và hỗ trợ tặng trên 70.000 suất quà cho đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, người khó khăn với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp trên 50.000 hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2015 xuống còn 7,04% năm 2020 (giảm 25,17%), bình quân mỗi năm giảm 5,03%.
Thực hiện nội dung đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đến nay, toàn tỉnh có 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 66% làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh đã thành lập được trên 4.000 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở khu dân cư; 254 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 89%, có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 59%. Đặc biệt, ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi phòng, chống thiên tai, bão lũ; lồng ghép bố trí trên 700 tỷ đồng từ các nguồn vốn để sắp xếp, bố trí lại dân cư, bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đoàn kết phát huy dân chủ, tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Từ năm 2017 đến nay, Ủy ban MTTQ các cấp đã tham gia góp ý kiến vào trên 50 dự thảo các chương trình, đề án văn bản của Trung ương và của tỉnh với gần 15.000 ý kiến tham gia góp ý, phản ánh vào các dự thảo văn bản của tỉnh. Hiện tại, 100% thôn, tổ dân phố trong tỉnh đều xây dựng quy ước, hương ước và vận động nhân dân thực hiện tốt quy ước của cộng đồng dân cư; trên 90% các hộ gia đình, thôn, tổ dân phố đăng ký và cam kết thực hiện các tiêu chí bảo đảm an ninh trật tự. Nhờ đó 5 năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm.
Những kết quả đạt được trên đây chính là tiền đề, động lực để Yên Bái sớm trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030./.
Thảo Nhi
Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” giai đoạn 2017-2021, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động triển khai thực hiện. Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng ban hành và triển khai các nghị quyết, chương trình, đề án của Tỉnh ủy về lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng NTM. Hàng năm, cấp ủy các cấp đã đưa việc thực hiện Chỉ thị 17 vào chương trình kiểm tra, giám sát để kịp thời đánh giá, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình địa phương. Trên cơ sở Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội như: Nghị quyết về “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết phát triển giao thông nông thôn; nghị quyết về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020... Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện cuộc vận động gắn với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88 ngày 7/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh;; phát động phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”; triển khai phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với đó, đã ban hành các đề án, kế hoạch liên quan đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM như: Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018- 2020; Đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019-2025; Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2020. UBND tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh; chỉ đạo việc lập quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, tham mưu thực hiện Chỉ thị số 17. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền triển khai các nội dung của Chỉ thị đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nhằm cụ thể hóa các nội dung của cuộc vận động, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hiệp thương với 9 tổ chức thành viên cấp tỉnh; 5 tổ chức chính trị - xã hội tỉnh ký ban hành Chương trình phối hợp về phân công giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng NTM, đô thị văn minh; phối hợp với UBND tỉnh và một số sở, ngành triển khai thực hiện, ký kết các văn bản phối hợp trong một số lĩnh vực như: tài nguyên - môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa... Cùng với đó, Ủy ban MTTQ các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; giữ vững an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Cuộc vận động đi vào chiều sâu
Nhờ có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến nay, các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” đã ngày càng đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong 5 năm, từ năm 2016 - 2020, toàn tỉnh đã huy động trên 24.600 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 32%. Toàn tỉnh đã xây dựng được trên 100 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn; thực hiện kiên cố hóa và mở mới trên 1.000 km đường giao thông nông thôn. Nhân dân các địa phương trong tỉnh đã hiến gần 100 ha đất; phá bỏ hàng chục nghìn cây cối, hoa màu và nhiều công trình, vật kiến trúc; đóng góp trên 700.000 ngày công lao động để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, công trình thủy lợi... Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã chủ động tham gia vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình kinnh tế trang trại, gia trại đạt hiệu quả. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã hình thành được vùng các sản xuất tập trung chuyên canh như: vùng quế gần 78.000 ha, vùng măng tre Bát độ trên 6.600 ha, vùng Sơn tra gần 10.000 ha, vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, vùng cây ăn quả gần 10.000 ha, vùng chè 8.000 ha... Tỉnh xây dựng được 83 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 75 sản phẩm đạt 3 sao, 8 sản phẩm đạt 4 sao. Để góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã giúp đỡ 15.000 hộ nghèo phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm là các hoạt động: hỗ trợ cây giống, con giống; tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ tiếp cận vay vốn thông qua hoạt động ủy thác của các đoàn thể. Toàn tỉnh đã vận động, tiếp nhận, phân bổ và hỗ trợ tặng trên 70.000 suất quà cho đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, người khó khăn với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp trên 50.000 hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2015 xuống còn 7,04% năm 2020 (giảm 25,17%), bình quân mỗi năm giảm 5,03%.
Thực hiện nội dung đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đến nay, toàn tỉnh có 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 66% làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh đã thành lập được trên 4.000 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở khu dân cư; 254 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 89%, có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 59%. Đặc biệt, ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi phòng, chống thiên tai, bão lũ; lồng ghép bố trí trên 700 tỷ đồng từ các nguồn vốn để sắp xếp, bố trí lại dân cư, bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đoàn kết phát huy dân chủ, tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Từ năm 2017 đến nay, Ủy ban MTTQ các cấp đã tham gia góp ý kiến vào trên 50 dự thảo các chương trình, đề án văn bản của Trung ương và của tỉnh với gần 15.000 ý kiến tham gia góp ý, phản ánh vào các dự thảo văn bản của tỉnh. Hiện tại, 100% thôn, tổ dân phố trong tỉnh đều xây dựng quy ước, hương ước và vận động nhân dân thực hiện tốt quy ước của cộng đồng dân cư; trên 90% các hộ gia đình, thôn, tổ dân phố đăng ký và cam kết thực hiện các tiêu chí bảo đảm an ninh trật tự. Nhờ đó 5 năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm.
Những kết quả đạt được trên đây chính là tiền đề, động lực để Yên Bái sớm trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030./.
Các bài khác
- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nông Thị Kim Cúc Kiểm tra việc xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Văn Chấn (01/09/2021)
- MTTQ các cấp: Tuyên truyền việc xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” (02/08/2021)
- Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới (28/07/2021)
- Cử tri Văn Yên tin tưởng và kỳ vọng vào các ứng cử viên (12/05/2021)
- MTTQ các cấp: Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (11/05/2021)
- Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và các ứng cử viên đại biểu QH, HĐND tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại huyện Lục Yên (11/05/2021)
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 (11/05/2021)
- Thông cáo báo chí về COVID-19 trên địa bàn Yên Bái đến 18h ngày 9/5: Học sinh, sinh viên toàn tỉnh tạm thời nghỉ học; 844 trường hợp cách ly tập trung (10/05/2021)
- Thực hiện ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái (07/05/2021)
- Tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (04/05/2021)
Xem thêm »