- Ngày 30/1/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023.
Nội dung Chỉ thị:
Năm 2023 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 với chủ đề “Quyết liệt triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”.
Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt với phương châm hành động: “Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”. Quyết tâm thi đua phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của tỉnh năm 2023. Phong trào thi đua tập trung vào một số nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm sau:
1. Tích cực tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”; Chỉ thị số 05/CT-TU ngày 23/3/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về đẩy mạnh và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2021 - 2025, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021-2025; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh phát động gồm: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, Phong trào “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019- 2025”, Phong trào “Thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025”, Phong trào “Xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; Phong trào gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các Nghị quyết, Chương trình hành động, các đề án, chính sách của Tỉnh trong năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 với các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể như sau:
2.1. Quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu chủ yếu theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả 03 khâu đột phá chiến lược, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu hoàn thành vượt mức 32 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2023, trọng tâm là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%; (2) Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 22%; Công nghiệp - Xây dựng 33%; Dịch vụ 41%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4%; (3) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 50 triệu đồng; (4) Trồng rừng 15.500 ha; (5) 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; (6) Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9%; (7) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25.500 tỷ đồng; (8) Số lượt khách du lịch 1.500.000 người, trong đó khách quốc tế 150.000 người; (9) Doanh thu từ hoạt động du lịch 1.350 tỷ đồng; (10) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 350 triệu USD; (11) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.200 tỷ đồng; (12) Tổng vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; (13) Thành lập mới 330 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã và 300 tổ hợp tác; (14) Tỷ lệ đô thị hóa 23,17%; (15) Tốc độ tăng năng suất lao động 6,5%; (16) Chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%; (17) Số lao động được tạo việc làm mới 19.500 lao động; (18) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%, riêng huyện Trạm Tấu giảm trên 6,5%; huyện Mù Cang Chải giảm trên 7,5%.
2.2. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng chất lượng, giá trị, đồng bộ, hiệu quả. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy và các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, duy trì các tiêu chí nông thôn mới của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới để phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, phấn đấu có tối thiểu 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phát triển mới, nâng cấp các sản phẩm OCOP. Tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, phát triển công nghiệp, các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; các dự án phát triển chuỗi công nghiệp chế biến, chế tạo, đa dạng các sản phẩm trên cơ sở lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, ưu tiên phát triển mạnh dịch vụ du lịch. Tăng cường thực hiện các giải pháp thu ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
2.3. Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc”, phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh có 221 trường học hạnh phúc, đạt khoảng 50% tổng số trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh. Duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Phấn đấu tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 74,7%. Nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dịch vụ y tế. Tiếp tục thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phấn đấu năm 2023, tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 92,5%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% trở lên. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; chính sách thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân. Duy trì và nâng cao các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống; các hoạt động du lịch theo chiều sâu; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Triển khai chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030; tổ chức tốt các chương trình, sự kiện, hoạt động văn hoá kỷ niệm các ngày lễ lớn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
2.4. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác nội chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chủ động dự báo tình hình, phòng, chống có hiệu quả âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; quản lý cư trú gắn với thực hiện nghiêm các phương án phòng, chống dịch trong tình hình mới. Đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; chú trọng bảo đảm công tác an ninh nội bộ và bảo vệ chính trị nội bộ. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2023 đảm bảo mục tiêu yêu cầu đề ra. Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, quan hệ quốc tế.
2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Xây dựng chính quyền điện tử và từng bước hiện đại hóa nền hành chính. Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2026. Tiếp tục sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, liêm chính trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công (PAPI); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” và chương trình “Cà phê doanh nhân” theo hướng sát thực tế, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
2.6. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số và xã hội số; thúc đẩy phát triển xã hội số, công dân số. đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Duy trì cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử. Phấn đấu nâng thứ hạng của tỉnh Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm, năm 2023 đứng thứ 20-25/63 tỉnh, thành phố.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng. Phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các mô hình điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng, phát huy sáng tạo trong xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo lan tỏa để triển khai trong những năm tiếp theo. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, thành tích điển hình tiên tiến, đột xuất...
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp trong các Khối thi đua của tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để phát động và tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung thi đua đảm bảo phù hợp và thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2023.
4.2. Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện các Phong trào thi đua. Đồng thời phát hiện, tham mưu và biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh bám sát chủ đề thi đua, phương châm hành động và các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua lập thành tích, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong năm 2023./.
BAN BIÊN TẬP
- Ngày 30/1/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023.
Nội dung Chỉ thị:
Năm 2023 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 với chủ đề “Quyết liệt triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”.
Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt với phương châm hành động: “Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”. Quyết tâm thi đua phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của tỉnh năm 2023. Phong trào thi đua tập trung vào một số nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm sau:
1. Tích cực tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”; Chỉ thị số 05/CT-TU ngày 23/3/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về đẩy mạnh và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2021 - 2025, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021-2025; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh phát động gồm: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, Phong trào “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019- 2025”, Phong trào “Thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025”, Phong trào “Xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; Phong trào gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các Nghị quyết, Chương trình hành động, các đề án, chính sách của Tỉnh trong năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 với các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể như sau:
2.1. Quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu chủ yếu theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả 03 khâu đột phá chiến lược, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu hoàn thành vượt mức 32 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2023, trọng tâm là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%; (2) Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 22%; Công nghiệp - Xây dựng 33%; Dịch vụ 41%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4%; (3) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 50 triệu đồng; (4) Trồng rừng 15.500 ha; (5) 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; (6) Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9%; (7) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 25.500 tỷ đồng; (8) Số lượt khách du lịch 1.500.000 người, trong đó khách quốc tế 150.000 người; (9) Doanh thu từ hoạt động du lịch 1.350 tỷ đồng; (10) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 350 triệu USD; (11) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.200 tỷ đồng; (12) Tổng vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; (13) Thành lập mới 330 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã và 300 tổ hợp tác; (14) Tỷ lệ đô thị hóa 23,17%; (15) Tốc độ tăng năng suất lao động 6,5%; (16) Chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%; (17) Số lao động được tạo việc làm mới 19.500 lao động; (18) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%, riêng huyện Trạm Tấu giảm trên 6,5%; huyện Mù Cang Chải giảm trên 7,5%.
2.2. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng chất lượng, giá trị, đồng bộ, hiệu quả. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy và các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, duy trì các tiêu chí nông thôn mới của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới để phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, phấn đấu có tối thiểu 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phát triển mới, nâng cấp các sản phẩm OCOP. Tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, phát triển công nghiệp, các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; các dự án phát triển chuỗi công nghiệp chế biến, chế tạo, đa dạng các sản phẩm trên cơ sở lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, ưu tiên phát triển mạnh dịch vụ du lịch. Tăng cường thực hiện các giải pháp thu ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
2.3. Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc”, phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh có 221 trường học hạnh phúc, đạt khoảng 50% tổng số trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh. Duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Phấn đấu tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 74,7%. Nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dịch vụ y tế. Tiếp tục thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phấn đấu năm 2023, tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 92,5%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% trở lên. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; chính sách thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân. Duy trì và nâng cao các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống; các hoạt động du lịch theo chiều sâu; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Triển khai chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030; tổ chức tốt các chương trình, sự kiện, hoạt động văn hoá kỷ niệm các ngày lễ lớn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
2.4. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác nội chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chủ động dự báo tình hình, phòng, chống có hiệu quả âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; quản lý cư trú gắn với thực hiện nghiêm các phương án phòng, chống dịch trong tình hình mới. Đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; chú trọng bảo đảm công tác an ninh nội bộ và bảo vệ chính trị nội bộ. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2023 đảm bảo mục tiêu yêu cầu đề ra. Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, quan hệ quốc tế.
2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Xây dựng chính quyền điện tử và từng bước hiện đại hóa nền hành chính. Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2026. Tiếp tục sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, liêm chính trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công (PAPI); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” và chương trình “Cà phê doanh nhân” theo hướng sát thực tế, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
2.6. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số và xã hội số; thúc đẩy phát triển xã hội số, công dân số. đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Duy trì cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử. Phấn đấu nâng thứ hạng của tỉnh Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hằng năm, năm 2023 đứng thứ 20-25/63 tỉnh, thành phố.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng. Phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các mô hình điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng, phát huy sáng tạo trong xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo lan tỏa để triển khai trong những năm tiếp theo. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, thành tích điển hình tiên tiến, đột xuất...
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp trong các Khối thi đua của tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để phát động và tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung thi đua đảm bảo phù hợp và thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2023.
4.2. Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện các Phong trào thi đua. Đồng thời phát hiện, tham mưu và biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh bám sát chủ đề thi đua, phương châm hành động và các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua lập thành tích, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong năm 2023./.