Vừa qua, Sở giáo dục đào tạo tỉnh – Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập tỉnh Yên Bái căn cứ Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập, đã ban hành hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng phòng đọc và phát triển văn hóa đọc sách đáp ứng nhu cầu học tập của CBCCNLĐ ở Ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh Yên Bái ( Nguồn: Thư viện tỉnh)
Mục đích của công tác xây dựng đơn vị học tập nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập; cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị.
Thông tư này quy định rõ việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, bao gồm các tiêu chí, quy trình, tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
Đơn vị học tập được Thông tư giải thích là các cơ quan, đoàn thể mà trong đó mọi người được tạo điều kiện thuận lợi và có nhu cầu tự học, học tập thường xuyên, học cách học cùng nhau nhằm mở rộng hiểu biết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Công dân học tập là công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là thành viên) trong cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (gọi chung là đơn vị), có ý thức tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng thích ứng với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại.
Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập là các nội dung, yêu cầu được thiết lập để đánh giá việc triển khai học tập suốt đời của các đơn vị và đánh giá năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức, người lao động trong xã hội học tập.
Theo hướng dẫn, các tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 30 điểm) trong đó: đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên (tối đa 10 điếm); đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập (tối đa 10 điểm); Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên (tối đa 10 điểm).
Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên (tối đa 30 điểm), trong đó: 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (tối đa 10 điểm); 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi (tối đa 05 điểm); 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước (tối đa 10 điểm); 100% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 05 điểm).
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 40 điểm), trong đó, 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập (tối đa 25 điểm), gồm: Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội; Có cam kết học tập suốt đòi để phát triển bản thân; Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường; Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề; Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới; Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp; Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 10 điểm); Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác (tối đa 05 điểm).
Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Trong đó, Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85 điểm đến 100 điểm; Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 85 điểm; Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm; Loại chưa đạt là các trường hợp còn lại.
Về quy trình đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập: Các đơn vị tổ chức tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị cấp tỉnh); Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện).
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị và tổng hợp kết quả trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và công bố công khai.
Trên cơ sở Hướng dẫn các cơ quan xây dựng Kế hoạch cụ thể nhằm động viên các thành viên trong đơn vị học tập, thực hiện việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được thực hiện định kỳ một năm một lần. Thời gian tự đánh giá, xếp loại đơn vị học tập được tổ chức thực hiện trong tháng 12 hằng năm.
Hoàng Linh
Vừa qua, Sở giáo dục đào tạo tỉnh – Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập tỉnh Yên Bái căn cứ Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập, đã ban hành hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh.Mục đích của công tác xây dựng đơn vị học tập nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập; cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị.
Thông tư này quy định rõ việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, bao gồm các tiêu chí, quy trình, tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
Đơn vị học tập được Thông tư giải thích là các cơ quan, đoàn thể mà trong đó mọi người được tạo điều kiện thuận lợi và có nhu cầu tự học, học tập thường xuyên, học cách học cùng nhau nhằm mở rộng hiểu biết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Công dân học tập là công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là thành viên) trong cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (gọi chung là đơn vị), có ý thức tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng thích ứng với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại.
Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập là các nội dung, yêu cầu được thiết lập để đánh giá việc triển khai học tập suốt đời của các đơn vị và đánh giá năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức, người lao động trong xã hội học tập.
Theo hướng dẫn, các tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 30 điểm) trong đó: đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên (tối đa 10 điếm); đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập (tối đa 10 điểm); Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên (tối đa 10 điểm).
Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên (tối đa 30 điểm), trong đó: 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (tối đa 10 điểm); 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi (tối đa 05 điểm); 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước (tối đa 10 điểm); 100% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 05 điểm).
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 40 điểm), trong đó, 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập (tối đa 25 điểm), gồm: Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội; Có cam kết học tập suốt đòi để phát triển bản thân; Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường; Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề; Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới; Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp; Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 10 điểm); Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác (tối đa 05 điểm).
Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Trong đó, Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85 điểm đến 100 điểm; Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 85 điểm; Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm; Loại chưa đạt là các trường hợp còn lại.
Về quy trình đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập: Các đơn vị tổ chức tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị cấp tỉnh); Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện).
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị và tổng hợp kết quả trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và công bố công khai.
Trên cơ sở Hướng dẫn các cơ quan xây dựng Kế hoạch cụ thể nhằm động viên các thành viên trong đơn vị học tập, thực hiện việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được thực hiện định kỳ một năm một lần. Thời gian tự đánh giá, xếp loại đơn vị học tập được tổ chức thực hiện trong tháng 12 hằng năm.
Các bài khác
- Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: An toàn thực phẩm được đảm bảo (23/02/2021)
- Tập huấn “Thực hiện các giải pháp về môi trường, an toàn thực phẩm và nông nghiệp sạch; hướng dẫn sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ nguồn rác hữu cơ” (28/10/2020)
- Dư luận xã hội trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (11/09/2020)
- Đồng chí Giàng A Tông - Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Yên Bái dự khai giảng tại Trường TH và THCS Khánh Hòa (05/09/2020)
- Ủy ban MTTQ huyện Văn Yên trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết tại xã Mậu Đông và Quang Minh (04/09/2020)
- Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, tặng quà người có công trên địa bàn huyện Lục Yên (28/08/2020)
- Mưa lớn diện rộng trên địa bàn Yên Bái; đề phòng tố, lốc, mưa đá, sét đánh, lũ ống, lũ quét (19/08/2020)
- Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 tại thành phố Yên Bái (07/08/2020)
- Ghi nhận từ việc tuyên truyền thực hiện quyết định 215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (06/08/2020)
- Vai trò chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động của các mô hình tự quản ở cơ sở (15/07/2020)
Xem thêm »